Trần Thị Thanh Huyền

Main Article Content

Abstract

Thời cận đại Trung Quốc đã xuất hiện nhiều văn bản, tác phẩm diễn tả những tư tưởng mới, lớp từ mới. Trong đó phải kể đến từ chính trị - xã hội, những từ chuyên môn thường được dùng trong các ngành khoa học chính trị, xã hội mà nội dung của chúng là biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm, tri thức thuộc lĩnh vực chính trị, khoa học xã hội nhân văn… Để làm rõ những từ chính trị, xã hội trong phong trào Tân văn hóa, bài viết khảo sát từ chính trị, xã hội trên hai văn bản của tác giả Hồ Thích là Cảm xúc hồi hương (4.328 chữ) và Bàn về cải lương văn học (6.237 chữ). Việc nghiên cứu, khảo sát từ chính trị, xã hội trong văn học cận đại Trung Quốc đã góp phần làm rõ hơn những đặc điểm ngôn ngữ thời kỳ này như xuất hiện nhiều từ mới, khái niệm mới, nhiều từ được mở rộng nghĩa… Bên cạnh đó, việc khảo sát các từ chính trị, xã hội thời cận đại Trung Quốc còn có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ nói chung và tiếng Hán nói riêng.