Nguyễn Thị Quế Hường

Main Article Content

Abstract

Nói đến Nhật Bản giai đoạn giữa thế kỉ thứ XIX thì có lẽ việc Nhật Bản “mở cửa” với phương Tây là sự kiện được chú ý hơn cả. Nó không chỉ bởi tính chất “bước ngoặt” của sự kiện lịch sử này đối với các giai đoạn phát triển của Nhật Bản về sau, mà bản thân sự “mở cửa” ấy còn mang ý nghĩa thời đại sâu sắc, khi nó đã phản ánh được một phần khuynh hướng phát triển của các quốc gia phương Đông lúc bấy giờ trước sức ép mạnh mẽ từ phương Tây đương thời.


Từ việc đi sâu phân tích bối cảnh lịch sử dẫn đến quá trình “mở cửa” của Nhật Bản với phương Tây vào giữa thế kỉ XIX, nghiên cứu khẳng định thêm cơ sở thực tiễntính tất yếu của công cuộc mở cửa này. Thực tế cho thấy rằng, công cuộc “mở cửa” đã là “cú hích” đưa Nhật Bản phát triển vượt châu lục, trở thành nước tư bản đầu tiên ở Châu Á. Vậy các quốc gia châu Á đương thời khác đã đối ứng ra sao trước sự xâm nhập của phương Tây, có biến “thời cơ” thành “cú hích” phát triển như Nhật Bản hay không? Trả lời câu hỏi đó, dưới góc nhìn so sánh, bài viết đưa ra cách đối ứng với phương Tây của các quốc gia phương Đông khác, cụ thể đi sâu phân tích trường hợp của Việt Nam để đưa ra đánh giá cụ thể hơn cách đối ứng của hai nước. Việc so sánh này giúp đưa ra đánh giá đa chiều, khách quan và bài học kinh nghiệm đối với mỗi quốc gia trong quá trình tiếp thu văn hoá, văn minh từ bên ngoài từ những bài học cụ thể trong lịch sử.