Nguyễn Quang

Main Article Content

Abstract

Tiếp nối bài 1 và 2 tổng quan các cách tiếp cận khác nhau của các học giả khác nhau, đồng thời, đề xuất cách thức xem xét chiều qui chiếu ‘Biểu hiện’ (văn hoá) trong cách tiếp cận tam diện (3-D approach) của tác giả, bài viết này tập trung vào chiều qui chiếu ‘Tác động’ (giao tiếp): đưa ra các kiểu mô hình giao tiếp chính yếu (mô hình truyền tải, mô hình tương tác, mô hình xuyên tác), tổng quan và phân loại một số kiểu mô hình/hệ hình/mạng giao tiếp liên văn hoá và dân tộc học giao tiếp phổ dụng (giả định hệ hình của Chen & An, mô hình qui trình giao tiếp liên văn hoá của Ting-Toomey & Chung, mô hình tổ chức giao tiếp liên nhân/liên văn hoá của Gudykunst & Kim, mô hình/mạng SPEAKING của Hymes và mô hình/mạng của Saville-Troike), đồng thời, đưa ra những nhận xét chung trước khi đề xuất cách tiếp cận của riêng tác giả trong các bài viết tiếp sau.