Lê Hoài Ân

Main Article Content

Abstract

Dựa trên cơ sở Lý thuyết dịch chức năng Đức với những đại diện như Reiß, Vermeer, Nord và dựa vào đối chiếu, so sánh bản dịch tiếng Việt cuốn tiểu thuyết “Die Liebhaberinnen” (Tình ơi là tình) với văn bản nguồn, bài viết này bàn thảo về 4 thủ pháp mà dịch giả Lê Quang áp dụng trong quá trình chuyển ngữ, đó sao phỏng hình thức từ ngữ của văn bản nguồn, sao phỏng những từ ngữ thô tục, sao phỏng những từ ngữ trái nghĩa sao phỏng những diễn đạt bất thường trong nguyên tác. Qua những thủ pháp xử lý của Lê Quang, chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau đây làm định hướng cho dịch văn học nói chung và dịch văn xuôi nói riêng:

Dù áp dụng thủ pháp trực dịch hay phóng tác, người dịch vẫn phải định hướng theo ý định nghệ thuật, phong cách biểu đạt của tác giả văn bản nguồn.

Trực dịch là thủ pháp cần thiết để thể hiện được một số từ ngữ đặc biệt, thể hiện được phong cách riêng của tác giả văn bản nguồn. Chính vì vậy mà đặc điểm quan trọng nhất của dịch văn học là “định hướng người phát tin/định hướng tác giả văn bản nguồn”.  

Từ khóa: Dịch chức năng, thủ pháp dịch, sao phỏng từ ngữ, chức năng biểu cảm, hiệu ứng thẩm mỹ.