Đào Mộng Điệp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Hệ thống pháp luật lao động đang có cơ hội phát triển với việc ban hành Bộ luật lao động để điều chỉnh các quan hệ lao động nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng. Theo Bộ luật lao động, nội dung sửa đổi gồm rất nhiều vấn đề về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; hợp đồng lao động; tiền lương; kỷ luật lao động… đặc biệt là chế định đại diện lao động. Những cơ sở pháp lý điều chỉnh về đại diện lao động trong Bộ luật lao động tạo ra một “rào chắn an toàn” để bảo đảm quyền lợi của tập thể lao động trong quan hệ lao động, xác lập vị thế bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nội dung của việc sửa đổi, bổ sung để đáp ứng được điều kiện hội nhập sâu rộng quốc tế với thị trường lao động đa dạng phong phú là một thách thức đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này bình luận một số điểm mới của Bộ luật lao động về chế định đại diện lao động và đề xuất giải pháp, kiến nghị với hy vọng Bộ luật lao động sẽ thực thi hiệu quả trong thời gian đến.