Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong Luật quốc tế
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Nguyên tắc chiếm hữu thực sự đã trở thành một trong những nguyên tắc nền tảng của Pháp luật quốc tế và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xác lập chủ quyền lãnh thổ. Bài viết dưới đây gồm hai nội dung chính: (1). Nguyên tắc chiếm hữu thực sự và việc áp dụng trong thực tiễn pháp lý quốc tế; (2). Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó có thể thấy rằng, sau khi ra đời từ Định ước Berlin, nguyên tắc chiếm hữu thực sự được áp dụng rất nhiều trong việc xác lập chủ quyền của các quốc gia đối với các vùng lãnh thổ vô chủ; Đồng thời, có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau. Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự nói trên của Pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ XVII cho đến nay. Đối với Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực Biển Đông, khi tranh chấp Biển Đông ngày càng căng thẳng và phức tạp. Trong những năm gần đây, việc căn cứ vào các quy định trong các văn bản Pháp lý quốc tế cũng như những nguyên tắc cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là nguyên tắc chiếm hữu thực sự, là hết sức cần thiết nhằm xác định chủ quyền một cách hợp pháp, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan, góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh khu vực và trên thế giới.
Từ khóa: Chiếm hữu, chiếm hữu thực sự, Luật quốc tế, chủ quyền của Việt Nam, Hoàng Sa, Hoàng Sa.