Lại Văn Trình

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Tranh tụng  là bảo đảm quan trọng để người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng của mình. Chỉ trong quá trình tố tụng có sự tranh tụng, người tham gia tố tụng mới có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ và các ý kiến tranh luận của các bên tham gia tố tụng, Hội đồng xét xử mới có điều kiện cân nhắc, xem xét để ra quyết định đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Do đó cần bổ sung vào Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự điều luật quy định nguyên tắc tranh tụng thể hiện các nội dung cơ bản sau:

1/ Xác định rõ chủ thể tranh tụng trong tố tụng dân sự, gồm: đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2/ Bảo đảm cho tất cả các bên tranh tụng các quyền, nghĩa vụ bình đẳng và quy định thủ tục tố tụng, thủ tục phiên toà hợp lý để các bên chứng minh, thực hiện quyền tranh tụng trong quá trình tố tụng, nhất là trong xét xử;

3/ Bản án, quyết định của Toà án được đưa ra trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ được xác định và ý kiến của các bên tranh luận tại phiên toà.

Từ khóa: Tranh tụng; nguyên tắc tranh tụng; tố tụng dân dự; tranh tụng trong tố tụng dân sự.