Đỗ Anh Chung, Nguyễn Văn Lợi, Vũ Đức Minh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Trong các công trình thủy lợi nói chung, các đập đá đổ, bê tông bản mặt nói riêng, sau khi hồ tích nước giữa lớp bê tông bản mặt và đập đá đổ thường xuất hiện hiện tượng “thoát không”. Đây là hiện tượng tách các lớp vật liệu khác nhau giữa tấm bê tông bản mặt, lớp vữa lót và lớp đệm tạo ra khoảng rỗng có thể chứa nước hoặc không khí. Khi gặp hiện tượng này việc phân bố ứng suất và cơ chế làm việc của các tấm bê tông bản mặt sẽ bị ảnh hưởng và tác động đến khả năng chống thấm và tuổi thọ công trình. Bài báo giới thiệu một số kết quả mới thu được khi ứng dụng phương pháp Ra đa đất để xác định nhanh hiện tượng “thoát không” dưới tấm bê tông bản mặt tại đập hồ chứa nước Cửa Đạt - huyện Thường Xuân -  tỉnh Thanh Hóa.

Từ khóa: đập đá đổ, bê tông bản mặt, “thoát không”

References

[1] Annan A.P, Sensors & Software Inc., Ground Penetrating Radar Workshop Notes, 1992.
[2] Cai Jun and al, Application of Ground Penetrating Radar to Investigation of Near-Surface Fault Properties, Seismology Society of America, 1996.
[3] SIR-System 30, Manual, Geophysical Survey Systems, Inc; 2013.
[4] Radan for Windows, Manual, Geophysical Survey Systems, Inc; 2013.