Nghiên cứu xử lý bã thải phóng xạ có hoạt độ thấp bằng phương pháp bitum hoá
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt. Phương pháp bitum hoá áp dụng trong xử lý định dạng chất thải phóng xạ có hoạt độ thấp và trung bình đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia có ngành công nghiệp hạt nhân phát triển. Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử, vì vây ngay từ bây giờ việc quan tâm nghiên cứu trong lĩnh xử lý và quản lý chất thải phóng xạ đảm bảo an toàn phóng xạ cho sức khỏe con người và môi trường là hết sức cấp bách.
Trong bài báo này đã đề cập tới phương pháp bitum hoá định dạng chất thải phóng xạ và lựa chọn quy trình thích hợp với điều kiện ViệtNamđể xử lý chất thải phóng xạ có hoạt độ thấp bằng phương pháp bitum hoá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể áp dụng quy trình bitum hóa gián đoạn ở Việt Nam. Đã lựa chọn được các thông số công nghệ phù hợp cho quy trình này như sau: Nhiệt độ tiến hành bitum hóa 220oC; thời gian khuấy trong khoảng 15 đến 20 phút; tỷ lệ khối lượng thích hợp phối trộn tro/bitum = 4/6; tỷ lệ khối lượng nhựa trao đổi ion đã qua sử dụng /bitum không lớn hơn 3,5/6,5.
Kết quả khảo sát khả năng dịch chuyển nhân phóng xạ ra môi trường nước của bã thải sau khi định dạng đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT). Sản phẩm chất thải phóng xạ đã bitum hóa có các đặc tính cơ lý đạt yêu cầu kỹ thuật.
Từ khóa: Chất thải phóng xạ, phương pháp bitum, bã thải phóng xạ, hoạt độ, xử lý.References
[2] International Atomic Energy Agency Vienna (1993), “Containers For Packaging of solid and intermediatelevel Radioactive Wastes”, Technical Reports Series No.355.
[3] International Atomic Energy Agency Vienna (1993), “Improved cement solidification of low and intermediate level radioactive wastes”, Technical Reports Series No.350.
[4] Vũ Mạnh Khôi (2006), Đại cương về An toàn bức xạ và Liều lượng học, Trung tâm an toàn bức xạ và môi trường, Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân VAEC.
[5] Đỗ Quý Sơn, Bài giảng chuyên đề “Nhiên liệu và chất thải nhà máy điện hạt nhân”, Viện Công nghệ Xạ Hiếm, Hà Nội, 2006.
[6] Cao Hùng Thái, Giới thiệu chu trình nhiên liệu, quản lý và xử lý chất thải phóng xạ, Viện Công nghệ Xạ Hiếm, 2006.
[7] Nguyễn Bá Tiến, “Thông tin về tình hình điều tra phóng xạ môi trường ở Việt Nam”, Trung tâm xử lý chất thải phóng xạ và môi trường, Viện Công nghệ Xạ Hiếm, Hà Nội, 2009
[8] TCVN 7495:2005. Bitum. Phương pháp xác định độ kim lún
[9] TCVN 7497:2005. Bi tum - Phương pháp xác định điểm hóa mềm (dụng cụ vòng-và-bi)
[10] TCVN 7501:2005. Bitum. Phương pháp xác định khối lượng riêng
TCVN 7498:2005. Bitum. Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng thiết bị thử cốc hở