Cao Minh Hưng, Nguyễn Trung Thành

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Fù Huống, tỉnh Nghệ An có sự biến đổi rõ nét theo 2 đai độ cao: 1. kiểu rừng á nhiệt đới phân bố từ độ cao 900-1.600 m. Đặc trưng bởi sự có mặt của nhiều loài thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae): Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Kim giao (Nageia fleuryi; N. wallichiana), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), Săm bông sọc rộng (Amentotaxus  yunnanensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus manii) cùng với sự có mặt của một số họ thực vật ưa lạnh Á nhiệt đới như: họ Thích (Aceraceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Chè (Theaceae), họ Dẻ (Fagaceae); 2. kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới phân bố từ độ cao 200-900 m. Ở đây tính đa dạng thực vật cao, bởi sự tham gia của rất nhiều họ thực vật nhiệt đới lá rộng. Điển hình các họ giàu loài như: họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae). Tầng cây bụi và cây gỗ nhỏ là những loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ô rô (Acanthaceae).

Từ khóa: Thảm thực vật, Khu bảo tồn thiên nhiên Fù Huống, Nghệ An.

References

[1] Hoàng Chung, Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005, 219 trang.
[2] Thái Văn Trừng, Các kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh, 1999.
[3] Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1997, 223 trang.
[4] Phan Kế Lộc, J. of Biology, Vol. 7 (4) (1985) 1.
[5] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, III, Montreal, (1991-1993).