Ngô Thị Thúy Hường, Lê Thu Hà, Bùi Trọng Tấn, Nguyễn Trần Hưng

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Do ảnh hưởng của việc phát triển công nghiệp hóa thiếu tính bền vững, các lưu vực sông (LVS) nói chung và LVS Nhuệ-Đáy nói riêng đang bị ô nhiễm khá nặng nề, đáng lưu tâm là ô nhiễm kim loại nặng (KLN). Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thủy sinh vật và các hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) dọc LVS. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá sự biến động của các KLN (Cd, Pb, Zn, Cu) trong trầm tích sông Nhuệ-Đáy và các ao nuôi Thuỷ sản trong LVS cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố lý hóa (pH, Eh, nhiệt độ, DO, v.v) trong môi trường đến sự biến động đó. Mẫu được thu 2 đợt vào tháng 10/2012 và tháng 3/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu lý-hóa môi trường nước như pH, Eh, nhiệt độ vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho đời sống thủy sinh vật và động vật thủy sản, ngoại trừ DO; hàm lượng KLN trong trầm tích sông cao hơn nhiều so với ao NTTS và hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP), ngoại trừ Cu. Hàm lượng KLN trong bùn ao vào mùa xuân cao hơn mùa thu và có Pb và Zn vượt quá TCCP. Mức độ ô nhiễm cả trong trầm tích ao và sông đều tuân theo thứ tự Pb>Zn>Cd>Cu. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm cũng như sự biến động hàm lượng của các KLN trong trầm tích sông và ao phụ thuộc vào các yếu tố lý-hóa của môi trường nước và trầm tích, đặc biệt đối với các KLN trong trầm tích sông (Cd, Pb, Cu, Zn) và với Cu trong bùn đáy ao.

Như vậy, ô nhiễm KLN trong trầm tích LVS Nhuệ-Đáy là không thể phủ nhận và nó đã tác động trực tiếp lên đời sống các sinh vật sống đáy và các loài động vật thủy sản, gián tiếp ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Do vậy những biện pháp quan trắc và quản lý nhằm giải quyết vấn đề này là hết sức cấp thiết.

Từ khóa: Kim loại nặng; Chỉ tiêu lý-hóa; Trầm tích, Lưu vực sông; Sông Nhuệ-Đáy.

References

[1] Mirela, C., Oros, V., Bianca, F., & Pop, R. (2010). Soil pollution with heavy metals-specific issues for Baia Mare Area. ProEnvironment/ProMediu, 3(5).
[2] Mortatti, J., de Moraes, G. M., & Probst, J. L. (2012). Heavy metal distribution in recent sediments along the Tietê River basin (São Pauro, Brazil). Geochemical Journal, 46(1), 13-19.
[3] Likuku, A., Mmolawa, K., & Gaboutloeloe, G. (2013). Assessment of heavy metal enrichment and degree of contamination around the Copper-Nickel mine in the Selebi Phikwe Region, Eastern Botswana. Environment and Ecology Research, 1(2), 32-40.
[4] Báo cáo môi trường quốc gia, 2006. Hiện trạng môi trường nước ba lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy và Hệ thống sông Đồng Nai
[5] Phan Thị Vân (2008). Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ nuôi trồng thủy sản. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
[6] Kikuchi T., Furuichi T., Hai H.T., Tanaka S., 2009. Assessment of heavy metal pollution in river water of Hanoi, Vietnam using multivariate analyses. Bull. Environ. Contam. Toxicol. 83(4): 575-82.
[7] QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
[8] QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
[9] Boyed, C. E. (1998). Water quality for pond aquaculture. Research and development series, (43), 37.
[10] Trần Thị Diệu Hằng (2007), Hiện trạng lắng đọng axit tại miền Bắc Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện Khoa học Khí tượng thủy văn & Môi trường.