Dương Thị Anh Đào

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu thực hiện trên 50 gà rừng tai đỏ sinh sản trong thời gian 1 năm, được nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm theo dõi khả năng sinh sản của chúng. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong chăn nuôi gia cầm.

Kết quả cho thấy: Tập tính về ăn uống, ngủ và tập tính sinh dục của gà rừng tai đỏ gần giống như các giống gà nuôi. Chỉ khác gà rừng tai đỏ đẻ trứng theo mùa (mùa Xuân gà bắt đầu đẻ trứng và kết thúc vào đầu mùa Thu). Khả năng sinh sản: Tuổi thành thục sinh dục của gà rừng tai đỏ từ 224 – 365 ngày (32 - 52 tuần tuổi). Năng suất trứng/mái/năm là 15,30 quả. Khối lượng  trứng đạt 27,7g; vỏ trứng màu phớt hồng, tỷ lệ lòng đỏ cao  (54,09%); đơn vị Haugh thấp (63,4). Tỷ lệ trứng có phôi đạt 86,35%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 68,13%. Gà rừng tai đỏ thích nghi với điều kiện nuôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Từ khóa: Cúc Phương, gà rừng tai đỏ, sinh sản.

References

[1] Dương Thị Anh Đào, Vũ Thị Đức, Phạm Văn Nhã (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của gà H’Mông nuôi bán công nghiệp và chăn thả tại Thuận Châu – Sơn La. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 12 (153), 2011, trang 14-21.
[2] Dương Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Thanh (2015), Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Cúc Phương. Tạp chí khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Số 4, 2015. Vol 60, Số 4, 2015. 60 (4), trang 99-105.
[3] Phạm Thị Hòa (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, Luận án tiến sĩ khoa học Sinh học.
[4] Bùi Đức Lũng và Trần Long (1996), Nuôi giữ quỹ gen hai giống gà nội: Đông Tảo và gà Mía. Kết quả nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp , Hà Nội.
[5] Trần Thị Mai Phương (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam Nội, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội.
[6] Hồ Xuân Tùng và cs (2010), Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, sinh sản của 3 giống gà Hồ, Mía và Móng sau khi chọn lọc qua 1 thế hệ. Báo cáo khoa học – Viện Chăn nuôi, phần Di truyền giống vật nuôi. Trang 225-234.
[7] Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Viết Thái, Trần Kim Nhàn (2010), Chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H`mông, Báo cáo khoa học năm 2010, Viên chăn nuôi, trang 266-278.
[8] Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng (1999). Khả năng sản xuất của gà Ri. Chuyên san Chăn nuôi Gia cầm – Hội Chăn nuôi Việt Nam. Trang 99-100.
[9] Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và chọn lọc nhân giống vật nuôi, NXB Nông nghiệp.
[10] Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp.
[11] Hoàng Thanh Hải (2012), Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt. Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.