Dao Thi Anh Duong, Hanh Thi Hong Nguyen, Nhung Thi Bui, Tuyet Thi Le, Hop Thi Le, Binh Quang Tran

Main Article Content

Abstract

Hội chứng chuyển hoá (HCCH) ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và rối loạn lipid máu ở tuổi trưởng thành, HCCH ở trẻ em đang trở thành mối quan tâm lớn ở các nước đã và đang phát triển. Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh tỉ lệ mắc HCCH và rối loạn các thành phần của HCCH ở học sinh có rối loạn lipid máu tại thành phố Hà Nội, tỉnh Hải Dương và tỉnh Thái Nguyên. Tổng cộng có 226 trẻ từ 5 - 11 tuổi được lựa chọn từ một số trường tiểu học. HCCH được xác định bởi tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF). Tỉ lệ mắc HCCH ở trẻ có rối loạn lipid máu là 11,5%. Tỉ lệ trẻ có nồng độ triglyceride cao và cao huyết áp ở trẻ em Hà Nội cao hơn so với tỉ lệ này ở trẻ em Hải Dương và Thái Nguyên. Trẻ có rối loạn chuyển hoá lipid  máu và có tỉ lệ chu vi vòng eo/vòng mông >0,9; có tỉ lệ Cholesterol/HDL-C > 3,0; trẻ thừa cân béo phì có tỉ lệ mắc HCCH cao hơn tương ứng so với trẻ có tỉ lệ chu vi vòng eo/vòng mông ≤  0,9; có tỉ lệ Cholesterol/HDL-C ≤ 3,0; trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường và thiếu cân. Rối loạn lipid máu có mối liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hoá ở trẻ em, do đó trẻ cần có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp giúp giảm nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cũng như HCCH.

Keywords: Hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu, học sinh tiểu học.

References

[1] Vanita P, Jhansi K, Metabolic Syndrome in Endocrine System, J Diabetes Metab 2 (2011) 163.
[2] Morrison J.A., Friedman L.A., Wang P., Glueck C.J., Metabolic syndrome in childhood predicts adult metabolic syndrome and type 2 diabetes mellitus 25-30 years later, J Pediatr 152(2) (2008) 201.
[3] Kolovou G.D., Anagnostopoulou K.K., Cokkinos D.V., Pathophysiology of dyslipidaemia in the metabolic syndrome, Postgrad Med J 81 (2005) 358.
[4] The IDF consensus definition of the metabolic syndrome in Children and Adolescents, International Diabetes Federation, (2007).
[5] Liu A., Hills A.P., Hu X., Li Y., Du L., Xu Y., Byrne N.M., Ma G., Waist circumference cut-off values for the prediction of cardiovascular risk factors clustering in Chinese school-aged children: a cross-sectional study, BMC Public Health 10 (2010) 82.
[6] National Cholesterol Education Program, American Academy of Pediatrics, National Cholesterol Education Program: Report of the Expert Panel on Blood Cholesterol Levels in Children and Adolescents, Pediatrics 89(3) (1992) 525.
[7] Tăng Kim Hồng, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang, Phan Nguyễn Thanh Bình, Hội chứng chuyển hóa: Tỉ lệ và điểm cắt tối ưu của chỉ số khối cơ thể và chu vi vòng eo để tiên đoán các yếu tố nguy cơ tim mạch ở trẻ vị thành niên thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm 8 (3) (2012) 91.
[8] Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Bùi Thị Nhung, Trần Quang Bình, Lê Thị Hợp, So sánh tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của học sinh bị béo phì và học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường ở một số trường tiểu học tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30 (1S) (2014) 38.
[9] Invitti C., Maffeis C., Gilardini L., Pontiggia B., Mazzilli G., Girola A., et al., Metabolic syndrome in obese Caucasian children: prevalence using WHO-derived criteria and association with nontraditional cardiovascular risk factors, International Journal of Obesity 30 (2006) 627.
[10] Trần Quốc Cường, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Tùng, Trần Thị Thanh Thủy, Tình hình rối loạn chuyển hóa ở học sinh béo phì tại một số trường tiểu học quận 10 TPHCM, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm 8 (4) (2012) 79.
[11] Chen F., Wang Y., Shan X., Cheng H., Hou D., et al., Association between Childhood Obesity and Metabolic Syndrome: Evidence from a Large Sample of Chinese Children and Adolescents, PLoS ONE 7(10) (2012) 473.
[12] Gillum R.F., Distribution of waist-to-hip ratio, other indices of body fat distribution and obesity and associations with HDL cholesterol in children and young adults aged 4-19 years: The Third National Health and Nutrition Examination Survey, International journal of obesity 23 (6) (1999) 556.
[13] Washino K., Takada H., Significance of the atherosclerogenic index and body fat in children as markers for future, potential coronary heart disease, Pediatrics International 41 (3) (1999) 260 .
[14] de Alcântara Neto D.O., de Cássia Ribeiro Silva R., Marlúcia Oliveira Assis A., de Jesus Pinto E., Factors associated with dyslipidemia in children and adolescents enrolled in public schools of Salvador, Bahia, Rev Bras Epidemiol, 15(2) (2012) 335.
[15] Bottner A., Kratzsch J., Muller G., Kapellen T. M., Bluher S., Keller E., Bluher M., Kiess W., Gender differences of adiponectin levels develop during the progression of puberty and are related to serum androgen levels, J Clin Endocrinol Metab., 89 (2004) 4053.
[16] Hickman T.B., Briefel R.R., Carroll M.D., Rifkind B.M., Cleerman J.I., Maurer K.R., et al., Distributions and trends of serum lipid levels among United States children and adolescents ages 4 - 19 years: data from the third national health and nutrition examination survey, Prev Med. 27 (1998) 879.
[17] Samuel S. G., Dyslipidemia in the Metabolic Syndrome in Children, JCMS. 1 (2006) 282.
[18] Kolovou G.D., Anagnostopoulou K.K., Cokkinos D.V., Pathophysiology of dyslipidaemia in the metabolic syndrome, Postgrad Med J 81 (2005) 358.