Trần Thị Sao Mai, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Lê Quang Hòa

Main Article Content

Abstract

Các độc tố ruột của tụ cầu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm trên thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo que thử phát hiện nhanh và đồng thời các độc tố ruột tụ cầu thường gặp, bao gồm SEA, SEB, SEC1, SED và SEE trong sữa dựa vào kỹ thuật sắc ký miễn dịch cạnh tranh. Để đạt mục tiêu này, độc tố ruột tụ cầu SEC1 được sản xuất và tinh sạch bằng con đường tái tổ hợp và sau đó được cố định lên hạt nano cac bon để tạo cộng hợp phát hiện. Bên cạnh đó, kháng thể đa dòng IgY kháng các độc tố ruột tụ cầu (SEA, SEB, SEC1, SED và SEE) và IgY kháng Bovine serum albumin (BSA) cũng được tạo ra và tinh sạch trước khi được in lên vạch thử nghiệm và vạch kiểm chứng của que thử sắc ký miễn dịch cạnh tranh. Các kết quả nghiên cứu về việc sản xuất SEC1 trong tế bào Escherichia coli BL21 đã chỉ ra rằng điều kiện thích hợp để thu nhận độc tố này là nuôi lắc 150 vòng/phút ở 30oC; nồng độ chất cảm ứng isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside (IPTG) là 0,5 mM; thời gian cảm ứng là 8 giờ. Các thông số thích hợp để tạo que thử cũng đã được xác định là: lượng kháng thể IgY kháng các độc tố ruột tụ cầu (SEA, SEB, SEC1, SED và SEE) cần cố định tại vạch thử nghiệm là 0,6 µg/que thử có độ rộng 4 mm; lượng kháng nguyên cộng hợp cần sử dụng là 2 µl. Ngưỡng phát hiện của que thử đối với các độc tố SEA, SEB và SED trong sữa là 30 ng/ml; đối với SEC1 và SEE là 9 ng/ml. Toàn bộ thời gian phân tích diễn ra trong 30 phút.

Từ khóa: Độc tố ruột tụ cầu, kỹ thuật sắc ký miễn dịch, sữa, que thử.

References

[1] Argudin, M.A., Mendoza, M.C., Rodicio, M.R., 2010. Food poisoning and Staphylococcus aureus enterotoxins. Toxins (Basel) 2, 1751.
[2] Wieneke, A.A., Roberts, D., Gilbert, R.J., 1993. Staphylococcal food poisoning in the United Kingdom, 1969-90. Epidemiol. Infec Wieneke, A.A., Roberts, D., Gilbert, R.J., 1993. Staphylococcal food poisoning in the United Kingdom, 1969–90. Epidemiol. Infect. 110, 519.
[3] Wanchun Jin, Keiko Yamada, Mai Ikami (2013),” Application of IgY to sandwich enzyme-linked immunosorbent assays, lateral flow devices, and immunopillar chips for detecting staphylococcal enterotoxins in milk and dairy products”, Journal of Microbiological Methods 92, pp 323.
[4] Hennekinne, J.A., Guillier, F., Perelle, S., De Buyser, M.L., Dragacci, S., Krys, S., Lombard, B., 2007. Intralaboratory validation according to the EN ISO 16 140 Standard of the Vidas SET2 detection kit for use in official controls of staphylococcal enterotoxins in milk products. J. Appl. Microbiol. 102, 1261.
[5] Richman, D.D., Cleveland, P.H., Oxman, M.N., Johnson, K.M., 1982. The binding of staphylococcal protein A by the sera of different animal species. J. Immunol. 128, 2300.
[6] Leammli. Cleavage of structure protein during the assembly of the head of bacterophage T4. Nature. 1970. 227: 680.
[7] Agro-Bio (2001), Protocol for the production of chicken polyclonal antibodies specific IgY, Version 2011/01.
[8] Petr Hodek, Pavel Trefil, Jiri Simunek, Jiri Hudecek, Marie Stiborova (2013), Optimized Protocol of Chicken Antibody (IgY) Purification Providing Electrophoretically Homogenous Preparations, Int.J. Electrochem. Sci., 8(2013) 113.
[9] Koets M., Sander I., Bogdanovic J., Doekes G., van Amerongen A.(2006), A rapid lateral flow immunoassay for the detection of fungal alpha-amylase at the workplace. J Environ Monit 8 (2006) 942-6.
[10] Boyle, T., Njoroge, J.M., Jones Jr., R.L., Principato, M., 2010. Detection of staphylococcal enterotoxin B in milk and milk products using immunodiagnostic lateral flow devices. J. AOAC Int. 93, 569–575.