Vũ Đức Minh, Vương Duy Thọ

Main Article Content

Abstract

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng phát hiện và ảnh hưởng lẫn nhau của các hang rỗng bằng phương pháp Ra đa đất. Theo TCVN 8227-2009 và kinh nghiệm thực tế, các tác giả đã lựa chọn các mô hình hang rỗng điển hình phù hợp với thực tế, sử dụng module modelling for the 2D-simulation thuộc phần mềm REFLEXW để xây dựng mô hình lý thuyết đối với các mô hình hang rỗng trên, sử dụng phương pháp Migration để xử lý tính toán mô hình, đồng thời đã kiểm nghiệm khảo sát, tìm kiếm tổ mối trên đê, đập đất tại một số khu vực bằng hệ thiết bị SIR - 10B và SIR-30 với ăng ten 400MHz do Công ty GSSI của Mỹ sản xuất. Từ đó, rút ra các kết luận bổ ích về tính đúng đắn và phù hợp của mô hình lý thuyết khi áp dụng thực tế, khả năng ứng dụng của phương pháp Ra đa đất đối với việc tìm kiếm, xác định các hang rỗng nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp, làm cơ sở cho công tác phát hiện các hang rỗng trong hệ thống đê, đập ở Việt Nam.

Từ khóa: Ra đa đất, mô hình hang rỗng, đê, đập, Reflexw, Migration.

References

[1] Vu Duc Minh, Do Anh Chung, 2013, Simulation research on hollow cavities in the body of dikes, dams by Geophysical Methods, VNU. Journal of Mathematics-Physics, 29(3), tr. 1-13.
[2] Stewart N., Griffiths H., Ground Penetrating Radar - 2nd Edition, MPG Books Limited, Bodmin, Cornwall, UK, 2004.
[3] Sandmeier. K.J, Reflexw Manual, Scientific Software for Geophysical Applications, 2014.
[4] Mai Thanh Tân, 2011, Thăm dò Địa chấn, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.