Nguyễn Quang Dũng, Lương Thị Kim Châu, Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Phương, Phương Thiện Thương, Phan Tuấn Nghĩa, Bùi Phương Thuận

Main Article Content

Abstract

Trị liệu kháng retrovirus hiệu lực cao (highly active antiretrovirus therapy) nhằm ngăn chặn sự nhân lên của HIV trong cơ thể người bệnh hiện đang được xem là cách điều trị AIDS hiệu quả nhất hiện nay. Trong liệu pháp này chất ức chế protease của HIV-1 (Protease HIV-1: enzyme thuộc nhóm protease aspartic) là một trong 3 hợp phần không thể thiếu. Tuy vậy, HIV có sự biến đổi nhanh và hình thành nên các dạng kháng thuốc làm giảm hiệu quả điều trị, chính vì vậy việc tìm ra những thuốc mới là hết sức cần thiết.

Trong nghiên cứu này, 136 dịch chiết cồn từ nhiều loại thực vật khác nhau đã được sàng lọc về khả năng ức chế pepsin (cùng thuộc nhóm protease aspartic) bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch có chứa cơ chất hemoglobin. Kết quả cho thấy cao chiết hạt Bơ, lá Gối hạc, toàn thân Ma hoàng, lá Ổi và lá Thạch châu ức chế mạnh hoạt tính của pepsin. Từ dịch cao chiết cồn lá cây Gối hạc (Leea rubra L.), hợp chất acid maslinic (2α,3β-dihydroxy-olean-12-en-28-oic acid; công thức phân tử C30H48O4) được phân lập và có tác dụng ức chế mạnh pepsin và protease HIV-1 với giá trị IC50 tương ứng là 3,2 mM và 4,5 µmol. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với dẫn liệu đã công bố trước đây về tác dụng ức chế protease HIV-1 của acid maslinic tách được phân lập từ một vài loài thực vật khác.

Từ khóa: Pepsin, Protease HIV-1, chất ức chế protease aspartic, acid maslinic, Gối hạc Leea rubra L.


References

[1] UNAIDS in Vietnam from www.unaids.org.vn.
[2] C. Hoffmann, J.K. Rockstroh, B.S. Kamps, HIV medicine, www. HIV Medicine.com. 2007.
[3] A.A.A. Rege and A.S. Chowdhary, Evaluation of Ocimum Sanctum and Tinospora Cordifolia as probable HIV-Protease inhibitors, Internationnal Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research 25 (2014) 315.
[4] P.L. Darke, C.T. Leu, L.J. Davis, J.C. Heimbach, R.E. Diehl, W.S. Hill, R.A.F. Dixon and I.S. Siga,. Human immunodeficiency virus protease bacterial expression and characterization of the purified aspartic protease, The Journal of Biological Chemistry 264 (1989) 2307.
[5] D.R. Davies, The structure and function of the aspartic proteinases, Annual Review of Biophysics and Biophysical Chemistry 19 (1990) 189.
[6] A.A.C. Hinay Jr and L.D. Sarol, Screening of Mentha cordifolia Opiz (Yerba Buena) buffer crude extract for aspartyl protease pepsin inhibitory activity, International Journal of Research in Pharmacology and Pharmacotherapeutics 3 (2014) 28.
[7] A.A.A. Rege, R.Y. Ambaye and A.S. Chowdhary, Effect of Costus Pictus D. Don. on pepsin enzyme. Internationnal Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6 (2014) 6.
[8] A.D. Richards, L.H. Phylip, W.G. Farmerie, P.E. Scarborough, A. Alvares, B.M. Dunn, H. Hirel, J. Konvalinka, P. Strop, L. Pavlickova, J. Kostla, V. Kay, Sensitive, soluble chromogenic substrates for HIV-1 proteinase, The Journal of Biological Chemistry 265 (1990) 7733.
[9] N.T. Phuong, V.V. Tuan, P.H. Bach, N.M. Khoi, T.T. Phuong, Triterpenes from the leaves from Leea rubra Blume ex Spreng, Journal of Medicinal Materials 19 (2014) 307.
[10] N.P. Dam, T.D. Dung, L.H.V. Long, N.K.P. Phung, Four triterpenoids from Hedyotis tenelliflora (Rubiaceae) growing in Viet Nam, Viet nam Journal of Chemistry 48 (2010) 250.
[11] M. Pal, S.K. Tewari, X.Q. Chen, Q.S. Zhao, Chemical constituents of Viburnum betulifolium, Chemistry of Natural Compounds 49 (2013) 390.
[12] N.T.H. Loan, P.T. Nghia, Some new inhibitors of protease of human immunodefficiency virus type 1 (HIV-1), VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology 28 (2012) 156.
[13] G. Lozano-Mena, M. Sánchez-Gonzalez, M.E. Juan and J.M. Planas, Molecules 19 (2014) 11538.
[14] H.X. Xu, F.Q Zeng, M. Wan and K.Y. Sim, Anti-HIV Triterpene Acids from Geum japonicum, Journal of Natural Products 59 (1996) 643.
[15] B. Han, Z. Peng, Anti-HIV triterpenoid components, Journal of Chemical and Pharmaceutical Research 6 (2014) 438.