Lê Thị Tuyết, Bùi Thị Nhung, Trần Quang Bình

Main Article Content

Abstract

Béo phì là một bệnh đa nhân tố do tác động của các yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực và gen di truyền. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến bệnh béo phì ở học sinh tiểu học nam tại Hà Nội.

Một nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành trên 167 trẻ nam có tình trạng dinh dưỡng bình thường và 189 trẻ nam bị béo phì được chọn từ 31 trường tiểu học Hà Nội.

Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến điều chỉnh theo tuổi và khu vực sống cho thấy những đặc điểm làm tăng nguy cơ béo phì là háu ăn (OR=3,6; P=0,003), ăn nhanh (OR=3,5; P=0,002), ăn nhiều (OR=8,2; P=0,001), ngủ tối ≤8 giờ/ngày (OR=2,3; P=0,007); trong khi, ăn chậm là một yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ béo phì (OR=0,3; P=0,019). Các đặc điểm gồm tần suất ăn thức ăn nhanh, thời gian ngủ trưa, thời gian xem tivi, chơi điện tử, hoạt động thể thao và tập thể dục buổi sáng, và cách thức đến trường không liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ tiểu học nam tại Hà Nội.

Từ khóa:  béo phì, trẻ em nam, đặc điểm ăn uống, lối sống tĩnh tại, thời gian ngủ.

References

, Overweight and Obesity fact sheet, Department of Sustainable Development and Healthy Environments (2011).
[2] Melania Manco, Bruno Dallapiccola, Genetics of Pediatric Obesity, Pediatrics (2012) originally published online; DOI: 10.1542/peds.2011.
[3] Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm, Theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân - béo phì tại Hà Nội, Tạp chí Y học Thực hành 496 (2004) 53.
[4] Bùi Thị Nhung, Lê Thị Hợp, Trần Quang Bình và cs, Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại nội thành Hà Nội năm 2011, Tạp chí Y học Dự phòng 1 (2013) 49.
[5] http://www.who.int/growthref/who2007_bmi_for_age/en/index.html (tra cứu ngày 15/10/2012)
[6] Tim J Cole, Mary C Bellizzi, Katherine M Flega, et al., Establishing a standard definition for child overweight and obesity worldwide: international survey, BMJ 320 (2000) 1.
[7] Phùng Đức Nhật, Nghiên cứu bệnh chứng các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì của học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 12(4) (2008) 158.
[8] Mushtaq, Dietary behaviors, physical activity and sedentary lifestyle associated with overweight and obesity, and their socio demographic correlates, among Pakistani primary school children, International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity 8 (1) (2011) 130.
[9] Hirotaka Ochiai, Takako Shirasawa, Rimei Nishimura, et al., Eating Behavior and Childhood Overweight Among Population-Based Elementary Schoolchildren in Japan. Int. J. Environ. Res. Public Health 9 (2012) 1398.
[10] Chei C.L., Toyokawa S., Nano K., Relationship between eating habits and obesity among preschool children in Ibaraki Prefecture, Japan. Jpn. J. Health Hum. Ecol. 71 (2005) 73.
[11] Nakata, M., Masticatory function and its effects on general health. Int. Dent. J. 48 (1998), 540.
[12] Hart CN, Carskadon MA, Considine RV, et al., Changes in children's sleep duration on food intake, weight, and leptin. Pediatrics 32 (6) (2013) e1473.
[13] Nguyen Hoang Hanh Doan Trang, Tang Kim Hong, Michael John, Cohort profile: Ho Chi Minh City Youth Cohortdchanges in diet, physical activity, sedentary behaviour and relationship with overweight/obesity in adolescents. BMJ Open 2 (2012) e000362.