Mai Hạnh Nguyên, Trần Văn Thụy, Võ Tử Can, Mai Văn Trịnh

Main Article Content

Abstract

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 76% diện tích tự nhiên. Trong bài viết này, các giải pháp quản lý, sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho vùng Duyên hải Nam trung bộ được xây dựng trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của của biến đổi khí hậu như nhiệt độ và lượng mưa thay đổi, nước biểng dâng gây hạn hán và ngập mặn dẫn đến cơ cấu diện tích các loại hình sử dụng đất thay đổi theo các thời điểm hiện nay và các năm 2020, 2030 và 2050. Nghiên cứu đã kết hợp các dữ liệu điều tra thực địa, mô hình hoá khô hạn (với sự hỗ trợ của phần mềm CROPWAT tính khả năng bốc thoát hơi tiềm năng), ngập úng (ArcGIS) và tích hợp bằng công cụ của hệ thống thông tin địa lý để đưa ra số liệu và phân bố không gian của các đơn vị đất bị tác động bởi BĐKH và NBD, sự thay đổi các loại hình sử dụng đất, từ đó xây dựng các giải pháp thích ứng để sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của Vùng này.

Từ khóa: Khô hạn, ngập úng, GIS, đánh giá đất, CROPWAT, ArcGIS, thích ứng BĐKH.

References

[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006 Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
[2] Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững.
[3] Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam
[4] Mai Hạnh Nguyên, 2012. Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai. Đánh giá tổng quát tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường.
[5] Ngân hàng Thế giới, 2008. Tài liệu tham khảo quản lý bền vững đất đai.
[6] E. Kanellou, C. Domenikiotis, A. Blanta, E. Hondronikou and N.R. Dalezios, 2008, Index-based Drought Assessment in Semi-Arid Areas of Greece based on Conventional Data, European Water 23/24: 87-98.
[7] G. Tsakiris, H. Vangelis and D. Tigkas. Drought impacts on yield potential in rainfed agriculture. Centre for the Assessment of Natural Hazards & Proactive Planning, National Technical University of Athens, Iroon Polytechniou 9, 15773, Athens (Greece) e-mail: water@survey.ntua.gr
[8] Tsakiris, G. and H. Vangelis, 2005. Establishing a Drought Index Incorporating Evapotraspiration. European Water 9/10: 3-11.
Tsakiris, G., D. Pangalou and H. Vangelis, 2007.
Regional Drought Assessment Based on the
Reconnaissance Drought Index (RDI) Water
Resources Management; 21 (5): 821-833.
[9] IPCC, 2007: Climate Change 2007: Synthesis Report-Summary for Policymakers, Assessment of Working Groups I, II and III to the Third Assessment Report of the IPCC, Cambridge University Press.