Dương Hồng Anh, Đỗ Thị Kim Thoa, Nguyễn Mạnh Huy, Nguyễn Duy Chiến

Main Article Content

Abstract

Mẫu nước mưa lấy tại các trạm quan trắc miền Bắc Việt Nam tháng 5 năm 2015 đã được phân tích xác định thành phần hóa học. Chín anion và cation vô cơ bao gồm Cl-, NO3-, NO2-, SO42- NH4+, K+, Na+, Ca2+, Mg2+ được phân tích đồng thời trong một lần bơm mẫu bằng thiết bị điện di mao quản tự động xách tay loại hai kênh. Các cation xuất hiện trong nước mưa với nồng độ theo thứ tự Ca2+ (giá trị mean: 77,2 mEqL-1) > Na+ > Mg2+> NH4+ >K+ (giá trị mean: 4,1 mEqL-1), còn đối với anion là SO42- (giá trị mean: 129,1 mEqL-1) > Cl- >  NO3- > NO2- (giá trị mean: 9,2 mEqL-1). Các ion Ca2+, Mg2+ và NH4+ là thành phần trọng nhất trong quá trình trung hòa mưa axit ở khu vực nghiên cứu. Ion Ca2+ có nguồn gốc chính từ đất đá, Cl- , Na+ và Mg2+ có nguồn gốc chính từ biển, còn SO42- và NO3- xuất hiện trong nước mưa chủ yếu từ các hoạt động nhân tạo.

Từ khóa: Nước mưa, thành phần, khả năng trung hòa, yếu tố làm giàu, đánh giá nguồn.

References

[1] Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Thanh Đàm, Lê Minh Đức, Phạm Hùng Việt, Dương Hồng Anh. (2015), Tối ưu quy trình tách các nhóm anion và cation cơ bản trong mẫu nước nhằm phân tích đồng thời các ion bằng hệ thiết bị điện di mao quản xách tay tự động loại 2 kênh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập 1, Số 4, tr. 23-29.
[2] Yu-Zhen Cao, Shaoyi Wang, Gan Zhang, Jiying Luo, Shaoyou Lu. (2009), “Chemical characteristics of wet precipitation at an urban site of Guangzhou, South China”, Atmospheric Research 94, pp. 462–469.
[3] Hu, G.P., Balasubramanian, R., Wu, C.D. (2003), “Chemical characterization of rainwater at Singapore”, Chemosphere 51, pp. 747–755.
[4] Lee, B.K., Hong, S.H., Lee, D.S. (2000), “ Chemical composition of precipitation and wet deposition of major ions on the Korean peninsula”, Atmos. Environ. 34, pp.563–575.
[5] Marcos Rodrigues Facchini Cerqueira, Marcelo Fonseca Pinto, Ingrid Nunes Derossi, Wesley Tinoco Esteves, Mellina Damasceno Rachid Santos, Maria Auxiliadora Costa Matos, Denise Lowinsohn, Renato Camargo Matos. (2014), “Chemical characteristics of rainwater at a southeastern site of Brazil”, Atmospheric Pollution Research 5, pp.253-261.
[6] Mouli, P.C., Mohan, S.V., Reddy, S.J. (2005), “Rainwater chemistry at a regional representative urban site: influence of terrestrial sources on ionic composition”, Atmos. Envrion. 39, pp. 999 -1008.