Phùng Thị Vĩ, Lê Hữu Tuyến, Nguyễn Thúy Ngọc, Phan Đình Quang, Phạm Thị Chung, Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt

Main Article Content

Abstract

Các hợp chất peflo hóa (PFCs) với những đặc tính ổn định hóa học và ổn định nhiệt, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như dệt nhuộm, xi mạ, hóa dầu, bọt chống cháy, v.v. và được bổ sung vào danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) trong Công ước Stockholm năm 2009. Nghiên cứu này khảo sát hàm lượng của 13 hợp chất PFCs trong nước mặt được lấy từ hệ thống kênh rạch của một số làng nghề dệt nhuộm ở Hà Nội và Bắc Ninh. Phương pháp phân tích có hiệu suất thu hồi đạt từ 75 – 110%, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng đối với 13 hợp chất PFCs trong mẫu nước mặt tương ứng nằm trong khoảng từ 0,02 đến 0,11 ng/L và 0,07 đến 0,37 ng/L. Các hợp chất peflo hóa được phát hiện trong tất cả các mẫu nước thuộc làng nghề dệt nhuộm tại Hà Nội và Bắc Ninh với khoảng hàm lượng tương ứng từ 2,94 đến 12,64 ng/L (trung bình, 7,68 ng/L) và từ 4,77 đến 17,66 ng/L (trung bình, 11,50 ng/L). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng và sự phân bố các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc các làng nghề phụ thuộc vào hoạt động sản xuất cũng như đặc tính nước thải của từng làng nghề.

Từ khóa: Các hợp chất PFCs, mẫu nước mặt, làng nghề, dệt nhuộm, sự phân bố.

References

[1] Joensen, U. N.; Bossi, R.; Leffers, H.; Jensen, A. A.; Skakkebaek, N. E.; Jorgensen, N (2009), “Do perfluoroalkyl compounds impair human semen quality?”, Environ. Health Perspect (117 (6)), p. 923-927.
[2] Stahl, et al (2011), “Toxicology of perfluorinated compounds”, Envitonmental Sciences Europe, p. 1-52
[3] Giesy John P. and Kurunthachalam Kannan (2001), “Global distribution of Perfluorooctane Sulfonate in wildlife”, Environ. Sci. Technol (35), p. 1339-1342
[4] Olsen, G. W.; Burris, J. M.; Ehresman, D. J.; Froehlich, J. W.; Seacat, A. M.; Butenhoff, J. L.; Zobel, L. R (2007), “Half-life of serum elimination of perfluorooctanesulfonate, perfluorohexanesulfonate, and perfluorooctanoate in retired fluorochemical production workers”, Environ. Health Perspect (115 (9)), p. 1298-1305
[5] Stockholm convention (2010), The nine new POPs.
[6] Joon-Woo Kim, Nguyen Minh Tue, Tomohiko Isobe, Kentaro Misaki, Shin Takahashi, Pham Hung Viet, Shinsuke Tanabe. (2013) Contamination by perfluorinated compounds in waternear waste recycling and disposal sites in Vietnam. Environ Monit Assess 185: 2909-2919.
[7] Madeleine Cobbing, Elisabeth Ruffinengo (2013), “Textiles: Stop the chemical overdose”, European Environment and Health Initiative, p.1-98
[8] Saito, N., Harada, K., Inoue, K., Sasaki, K., Yoshinaga, T., & Koizumi, A. (2004), “Perfluorooctanoate and perfluorooctane sulfonate concentrations in surface water in Japan”, Journal of Occupational Health (46), p. 49-59
[9] Zushi, Y., Takeda, T., & Masunaga, S. (2008), “Existence of nonpoint source of perfluorinated compounds and their loads in the Tsurumi River basin, Japan”, Chemosphere (71), p. 1566-1573.
[10] Chaojie Zhang, Hong Yan, Fei Li, Qi Zhou (2013), “Occurrence and fate of pefluorinated acids in two wastewater treatment plants in Shanghai, China”, Environ Sci Pollut Res (22(3)), p. 1804-11.
[11] Tanaka, S., Fujii, S., Lien, N. P. H., Nozoe, M., Fukagama, H., Wirojanagud, W., et al (200), “A simple pre-treatment procedure in PFOS and PFOA water analysis and its appli-cation in several countries”, Organohalogen Compounds (68), p. 527-530
[12] Lam Nguyen-Hoang, Chon-Rae Cho, Jung-Sick Lee, Ho-Young Soh, Byoung- Cheun Lee, Jae-An Lee, Norihisa Tatarozako, Kazuaki Sasaki, Norimitsu Saito, Katsumi Iwabuchi, Kurunthachalam Kannan, Hyeon-Seo Cho (2014), “Perfluorinated alkyl substances in water, sediment, plankton and fish from Korean rivers and lakes. A nationwide survey”, Science of the Total Environment (491-492), p. 154-162
[13] Wang, T., Khim, J.S, Chen, C., Naile, J. E., Lu, Y., Kannan, K., et al (2012), “Perfluorinated compounds in surface waters from Nothern China: comparison to level of industrializa-tion”, Environ Int (42), p. 37-46
[14] Zushi, Y., Ye, F., Motegi, M., Nojiri, K., Hosono, S., Suzuki, T., et al. (2011), “Spatially detailed survey on pollution by multiple perfluorinated compounds in the Tokyo Bay basin of Japan”, Environ Sci Technol (45), p. 2887-2893.
[15] Changhui Liu, Victor W.C.Chang, Karina Y.H.Gin, Viet Tung Nguyen (2014), “Genotoxicity of perfluorinated chemicals (PFCs) to the green mussel (Perna viridis)”, Science of the Total Environment (487), p. 117-122.