Nghiên cứu thành phần loài cá họ Bống trắng (Gobiidae) phân bố ở ven biển tỉnh Sóc Trăng
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Thành phần loài cá họ bống trắng Gobiidae phân bố ở ven biển Sóc Trăng được nghiên cứu tại vùng ven biển Cù Lao Dung, từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014. Kết quả đã phát hiện đuợc 22 loài thuộc 16 giống và 4 phân họ. Trong đó, phân họ Gobiinae và Oxudercinae gồm 14 loài, chiếm 63,64% tổng số loài phát hiện. Chỉ số phong phú Margalef, chỉ số đồng đều Pielou, chỉ số đa dạng Shannon-Weaver khá cao (d = 3,354, J’ = 0,924,H’ = 2,855) và chỉ số ưu thế Simpson thấp (l= 0,065, chỉ số ưu thế nghịch cao 1-l = 0,937) cho thấy, độ đa dạng về thành phần loài cá họ Gobiidae ở khu vực nghiên cứu tương đối phong phú và sự phân bố của các cá thể giữa các loài khá đồng đều, khả năng xuất hiện loài ưu thế là rất thấp. Thành phần loài cá họ bống trắng Gobiidae xuất hiện vào tháng 8 phong phú nhất; vào mùa mưa và mùa khô tương đương nhau; ở sông đa dạng hơn bãi bồi. Tuy thành phần loài được khảo sát khá phong phú nhưng các loài có giá trị kinh tế khá cao bị thu hẹp vì vậy cần phải xem xét lại hoạt động khai thác nguồn lợi này.
Từ khóa: Gobiidae, Simpson, Shannon-Weaver, Margalef, Pielou.References
[2] Carpenter, K. E., & Niem, V. H., FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), 2001.
[3] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam (Tập III). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.
[4] Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, & Hứa Bạch Loan, Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992.
[5] Trương Thủ Khoa, & Trần Thị Thu Hương, Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 1993.
[6] Trần Đắc Định, Koichi Shibukawa, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, & Kenzo Utsugi, Mô tả định loại cá Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. Nxb. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2013.
[7] Cục Thống kê Sóc Trăng, Sóc Trăng sau 20 năm tái lập – Một chặng đường phát triển. Nxb. Cục Thống kê Sóc Trăng, 2012.
[8] Trịnh Kiều Nhiên, & Trần Đắc Định, Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2012:24b, 46-55, 2012.
[9] Phạm Nhật, Vũ Văn Dũng, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Cử, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Thế Nhã, Võ Sĩ Tuấn, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Tiến, Đào Tấn Hổ, Nguyễn Xuân Hòa, Nick Cox, & Nguyễn Tiến Hiệp, Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2003.
[10] Rainboth, W. J., Fishes of the cambodian mekong. Food & Agriculture Org., 1996.
[11] Eschmeyer, W. N. (ed). Catalog of fishes: Genera, species, references. Truy cập ngày 28/03/2014. http://research.calacademy.org/research/ichthyology/catalog/fishcatmain.asp.
[12] Shannon, C. E., & Weaver, W., A mathematical theory of communication. 5-83, 1948.
[13] Simpson, E. H., Measurement of diversity. Nature, 163(4148), 688, 1949.
[14] Margalef, R., Information theory in ecology. General Systems: Yearbook of the International Society for the Systems Sciences, 3, 1-36, 1958.
[15] Pielou, E., The measurement of diversity in different types of biological collections. Journal of theoretical biology, 13, 131-144, 1966.
[16] Trần Đắc Định, Bước đầu nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài cá bống phân bố ở vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuyển tập hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững, 60-65, 2009.
[17] Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, & Nguyễn Anh Tuân, Thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2012:23a, 89-99, 2012.