Hồ Hải Ninh, Đỗ Quang Trung, Nguyễn Thị Thơ, Vũ Ngọc Anh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Trên đối tượng quần thể Pơ mu trồng thuần loài, 18 tuổi tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: theo các chỉ tiêu sinh trưởng chính (đường kính thân và chiều cao vút ngọn), quần thể Pơ mu ở các vị trí địa hình khác nhau (chân, sườn và đỉnh đồi) thuộc các tổng thể khác nhau, nên không có các cây trội chung với yêu cầu độ vượt chung cho cả quần thể điều tra. Cho cả hai chỉ tiêu đường kính thân và chiều cao vút ngọn ở cả 3 vị trí địa hình gây trồng, với tiêu chuẩn về độ vượt Xtb + 2,5S, đều có thể tuyển chọn được cây trội từ các cây trội dự tuyển của quần thể điều tra. Từ hệ số biến động theo các chỉ tiêu sinh trưởng đạt khá cao cho thấy quần thể Pơ mu nghiên cứu có sự phân hóa khá mạnh về kiểu hình theo các chỉ tiêu chọn lọc. Bằng 10 chỉ thị RAPD đã xác nhận quần thể nghiên cứu có sự đa dạng di truyền khá cao, khi hệ số tương đồng di truyền giữa 19 cá thể đại diện cho các mức biến dị sinh trưởng dao động từ 0,31 đến 0,86; và được phân thành 3 nhóm chính (theo sơ đồ hình cây) và 5 nhóm (theo biểu đồ 2 chiều) thể hiện mức độ phân hóa theo quan hệ di truyền. Bởi vậy, công tác chọn giống Pơ mu theo mục tiêu nâng cao sản lượng gỗ ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái sẽ mang lại hiệu quả khá cao.

Từ khóa: Cây trội, đa dạng di tuyền, hệ số tương đồng di truyền, phân sai chọn lọc, Pơ mu, RAPD. 

References

[1] Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản (2002). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 2. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 288-293.
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật, mục 403, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 501- 502.
[3] Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003). Giống cây rừng. Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 121-126.
[4] Vũ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Phòng, Phí Hồng Hải, La Ánh Dương (2009). Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các xuất xứ Pơ mu (Fokienia hodginsii) bằng chỉ thị RAPD và ADN lục lạp. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 12/2009, 195-201.
[5] Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004). Sử dụng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.). Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, NXB KH & KT,Hà Nội, 464-468.