Bước đầu nghiên cứu các kiểu thảm thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu sơ bộ thảm thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu chỉ ra rằng thảm thực vật của Khu bảo tồn được phân loại và mô tả thành 8 phân quần hệ của 6 quần hệ, bao gồm: (1) quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đá vôi, (2) quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp trên đá vôi, (3) quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đất địa đới, (4) quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp và núi thấp trên đất địa đới, (5) quần hệ trảng cỏ dạng lúa thấp có cây bụi, không có cây gỗ, (6) quần hệ trảng cỏ cao không dạng lúa chủ yếu sống lâu năm. Trong đó, quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đá vôi có 2 phân quần hệ: (i) rừng kín lá rộng thường xanh đất thấp trên đá vôi bị tác động nhẹ, (ii) rừng kín lá rộng thường xanh đất thấp trên đá vôi bị tác động vừa đến mạnh; quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp trên đá vôi có 2 phân quần hệ: (iii) rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp trên đá vôi bị tác động nhẹ, (iv) rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp trên đá vôi bị tác động mạnh; quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đất địa đới có 2 phân quần hệ: (v) rừng thưa lá rộng thường xanh đất thấp sau khai thác, (vi) rừng thưa lá rộng thường xanh đất thấp sau nương rẫy; quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp và núi thấp trên đất địa đới có 1 phân quần hệ: (vii) trảng cây bụi chủ yếu thường xanh có cây gỗ hai lá mầm rải rác; quần hệ trảng cỏ cao không dạng lúa chủ yếu sống lâu năm có 1 phân quần hệ: (viii) trảng cỏ cao thuộc họ Gừng, trảng Cỏ lào. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đá vôi và quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp trên đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở tất cả 7 xã của khu bảo tồn, rừng thường có cấu trúc 2-3 tầng cây gỗ.
Từ khóa: Khu bảo tồn thiên nhiên, Ngọc Sơn, Ngổ Luông, thảm thực vật.References
[2] Nguyen Quang Hieu, Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep, Nguyen Van Tap, Nguyen Sinh Khang, Pham Van The and Nguyen Tien Vinh, Botanical survey for potential taxa in Ngoc Son, Ngo Luong Nature Reserve, Hoa Binh Province, Center for Plant Conservation, Hanoi, Vietnam, 2011.
[3] Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2004.
[4] Do Anh Tuan, Phung Van Phe, Nguyen Van Huy, Nguyen Duc Manh, Servey Report on Forest Types Servey of Ngoc Son-Ngo Luong Nature Reserve, Ngoc Son, Ngo Luong Project, 2008.
[5] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 2-3, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2003-2005.
[6] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1-3, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999-2003.
[7] Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 1, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
[8] UNESCO, International classification and mapping of vegetation, Paris, 1973.
[9] Phan Kế Lộc, Vận dụng bảng phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 7(4) (1985) 1.
[10] Richards, P.W., Tropical rain forest (2nd edition), Cambride University Press, 1996.
[11] Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh, 1999.