Nguyễn Viết Lộc

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhiều cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, cạnh tranh trong môi trường toàn cầu là hết sức khốc liệt, đầy thách thức và rủi ro. Trong điều kiện môi trường kinh doanh đó, yếu tố mang tính quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp, doanh nhân là khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh. Bài viết phân tích và lý giải những vấn đề sau: (i) Khát vọng kinh doanh của doanh nhân; (ii) Cơ hội kinh doanh và mô hình quá trình nhận biết cơ hội kinh doanh của doanh nhân; (iii) Những nhận định về đặc trưng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nhân Việt Nam. Đặc biệt, bài viết đi sâu phân tích những yếu tố thuộc về đặc trưng con người Việt Nam có tác động đến tư duy, hành động nói chung và vấn đề khát vọng kinh doanh, nắm bắt cơ hội kinh doanh nói riêng làm cơ sở cho việc nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của doanh nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Từ khóa: Doanh nhân, cơ hội kinh doanh, khát vọng kinh doanh.

References

[1] Dinna Louise Dayao (2005), Trí tuệ Kinh doanh Châu Á - Bài học từ những nhà lãnh đạo kinh doanh xuất sắc và thành đạt nhất Châu Á, NXB. Lao động, Hà Nội.
[2] Mukul Pandya, Robbie Shell (2010), Thuật lãnh đạo siêu đẳng - Bạn học gì từ 25 nhà doanh nghiệp kiệt xuất đương đại,.NXB. Lao động, Hà Nội.
[3] Napoleon Hill (2009), Nghĩ giàu & Làm giàu, NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Peter F. Drucker (2011), Tinh thần Doanh nhân khởi nghiệp và Sự đổi mới, NXB. Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[5] Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hóa kinh doanh - Những góc nhìn, NXB. Trẻ, Hà Nội, tr. 236.
[6] Mark Casson (ed.) (1990), Entrepereneurship, Vermont, tr. XIII, dẫn theo Trần Hữu Quang (2007), “Nhà kinh doanh, tinh thần kinh doanh và đạo đức kinh doanh: Từ Weber đến Schumpeter và Drucker”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn (số ra ngày 19/7/2007 và 26/7/2007).
[7] Benedictine University (2009), Entrepreneur - BMA (559), p. 9.
[8] Robert P. Sing, Geral E. Hill, G. T. Lumpkin (1999), “New Venture Ideas and Entrepreneurial Opportunities: Understanding the Process of Opportunity Recognition”, http://usasbe.org/knowledge/proceedings/proceedingsDocs/USASBE1999proceedings-singh.pdf), p.3.
[9] Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2007, tập 2: Cơ sở sản xuất kinh doanh.
[10] Phùng Xuân Nhạ (2011), Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 188.
[11] Hoàng Văn Hoa (2010), Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 202.
[12] Nguyễn Quang Vinh, Trần Hữu Quang (2011), Doanh nhân và văn hóa kinh doanh, NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 161.
http://dantri.com.vn/event/ty-phu-usd-nguoi-viet-2172.htm