Nguyễn Quốc Việt, Chu Thị Nhường

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Bài viết làm rõ tác động của tham nhũng đến quy mô đầu tư công tại Việt Nam, đồng thời cho thấy một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến đầu tư công tại Việt Nam thiếu hiệu quả là do tham nhũng. Thông qua đo lường mối quan hệ giữa chỉ số tham nhũng đối với quy mô đầu tư công, và chất lượng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 1995-2010, bài viết đưa ra kết luận: sự gia tăng của tham nhũng làm gia tăng quy mô đầu tư công cả nước, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ bản, song đi kèm với nó là chất lượng cơ sở hạ tầng công cộngcủa các tỉnh thành bị giảm sút. Điều này cho thấy dưới tác động của tham nhũng, quy mô đầu tư gia tăng không đi cùng với hiệu quả đầu tư, làm lãng phí nguồn vốn nhà nước. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị các nhà điều hành chính sách cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế những tác động tiêu cực của tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản.

Từ khóa: Thể chế, chính sách công, tham nhũng, chất lượng đầu tư công.

References

[1] Acemoglu, D., T. Verdier (2000), “The choice between market failure and corruption”, American Economic Review 90 (March), 194-211.
[2] Bùi Trinh (2009), “Đánh giá hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua chỉ số ICOR”, Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam.
[3] Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright (2012), “Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng công bằng và chủ quyền quốc gia”, Bài thảo luận chính sách chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo quản lý cấp cao Việt Nam (VELP), Hardvard Kennedy School, 13-17/2/2012.
[4] Teguh Dartanto (2010), “The relationship between corruption and public investment at the municipalities level in Indonesia”, MPRA Paper No. 23736.
[5] Mina Baliamoune-Lutz và Ndikumana (2008), “Corruption and growth: Exploring the investment channel”, Economics Department Working Paper Series, P. 33.
[6] Mauro, P. (1995), “Corruption and Growth”, Quatrerly Journal of Economics 110(3), 681-712.
[7] Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh (2011), “Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công”, Bài thảo luận chính sách CS-07, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Rose-Ackerman S. (1996), “The political economy of corruption - Causes and consequences”, Public Policy for the Private Sector, Note No. 74, World Bank.
[9] Trần Hữu Dũng (1999), “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, tháng 4/1999.
[10] Vito Tanzi, Hamid Davoodi (1997), “Corruption, public investment and growth”, Internatonal Monetary Fund Working Paper 97/137.
[11] Vũ Tuấn Anh (2010), “Tóm tắt tình hình đầu tư công mười năm qua”, Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam.
[12] Wade R. (1982), “The system of administrative and political corruption: Canal irrigation in South India”, The Journal of Development Studies 18 (3), 287-328.
[13] Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn
[14] Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn
[15] Tổ chức Minh bạch Quốc tế: http://www.transparency.org