Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt. Do đặc thù sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam là phụ thuộc vào người tiêu dùng nước ngoài, nên trong mỗi “mắt xích” của chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may, từ khâu nhập khẩu nguyên liệu thô cho đến các khâu tiếp theo như sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế đều gặp phải nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan. Chính vì vậy, để góp phần gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam cần tăng cường các biện pháp như chủ động nguồn nguyên liệu và nhân lực cho sản xuất; tăng cường thu thập, phân tích và trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình thị trường xuất khẩu; tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may khu vực và toàn cầu; nắm vững các quy định của các nước đối với việc nhập khẩu sản phẩm dệt may.
Từ khóa: Chuỗi giá trị, xuất khẩu dệt may, khó khăn, công đoạn, biến động.References
[2] Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Dệt may Việt Nam thời kỳ hậu WTO: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 11 (Số 427).
[3] Hồ Tuấn (2008), “Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị”, Tạp chí Công nghiệp, Số 9/2008.
Nguyễn Sơn (2011), “Dệt may giữ vững vị trí đứng đầu”, Thời báo Kinh doanh, http://www.vinatex.com.vn/vi/trang-chu.aspx.