Nguyễn Minh Nguyệt, Trương Quang Hải, Nguyễn Ngọc Khánh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Tỉnh Hà Tĩnh có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên đã hình thành ở Hà Tĩnh nhiều đơn vị cảnh quan khác nhau. Bản đồ cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh được thành lập ở tỉ lệ 1/100.000 cho thấy: cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh phân hóa thành bảy cấp: Hệ cảnh quan ® Phụ hệ cảnh quan ® Kiểu cảnh quan ® Lớp cảnh quan ® Phụ lớp cảnh quan ® Hạng cảnh quan ® Loại cảnh quan, tổng hợp trong 5 tiểu vùng cảnh quan (tiểu vùng cảnh quan núi Giăng Màn, tiểu vùng cảnh quan đồi Hương Sơn - Hương Khê, tiểu vùng cảnh quan thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu, tiểu vùng cảnh quan đồi núi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh và tiểu vùng cảnh quan đồng bằng ven biển Hà Tĩnh). Những kết quả này có ý nghĩa khoa học và thực tế,  cung cấp tài liệu có giá trị cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ  môi trường khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Phân loại cảnh quan, phân vùng cảnh quan, tỉnh Hà Tĩnh.

References

[1] Angelstam, P., Andersson K., Isacson M., Gavrilov D.V., Axelsson R., Ba¨ckstro¨m M., Degerman E., Elbakidze M. (2013b), “Learning about the history of landscape use for the future: Consequences for ecological and social systems in Swedish Bergslagen”, Ambio 42 (2), pp. 146-159.
[2] Bastian O. (2000), “Landscape classification in Saxony (Germany) — a tool for holistic regional planning”, Landscape and Urban Planning 50 (1-3), pp. 145-155.
[3] Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
[5] Trương Quang Hải (1991), “Landscape typology of Southern Vietnam, Problems of Geography”, Bulgarian Academy of Sciences (2), pp. 65-70.
[6] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7] Ixatsenko A.G (1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc), NXB Khoa học, Hà Nội.
[8] Nguyễn Cao Huần (2004), “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội (4), tr. 55-65.
[9] Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Tổ phân vùng Địa lý Tự nhiên (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.