Nghiên cứu đặc điểm xói lở và bồi tụ đoạn sông Đà từ đập thủy điện Hòa Bình đến xã Tân Đức và Minh Nông trong mối quan hệ với bối cảnh địa chất và hoạt động của đập
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Bồi tụ và xói lở sông Đà phần hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình đã được nghiên cứu dưới góc độ khác nhau. Các nghiên cứu về cơ bản chỉ dừng ở mức xác định hiện trạng, chưa lý giải các quá trình xảy ra gây bởi các nguồn lực nào. Vì vậy các kết quả nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định.
Bài báo nghiên cứu, đánh giá xu thế bồi tụ - xói lở dựa trên các cơ sở:
- Phân tích ảnh viễn thám qua các thời kỳ (1986, 2000 và 2010);
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đánh giá sự biến động lòng sông Đà, các quá trình bồi tụ - xói lở;
- Khảo sát thực địa, nghiên cứu tại hiện trường về đặc điểm bồi tụ - xói lở và các đặc điểm đứt gẫy hoạt động.
Kết quả khẳng định:
- Bối cảnh địa chất và hoạt động của đập thủy điện Hòa Bình là các yếu tố cơ bản chi phố quá trình bồi tụ và xói lở;
- Xu thế xói lở gia tăng và trở thành nguy cơ đe dọa các khu dân cư, các công trình văn hóa và lịch sử có giá trị.
Từ khóa: Xói lở, bồi tụ, biến động, cung bờ lõm, cung bờ lồi, sụt lún.References
[2] Ngô Quang Toàn, Đặng Huy Rằm, 2005. Về tai biến sạt lở bờ sông ở vùng Tân Đức, Ba Vì, Hà Tây. Tạp chí Địa chất, số 286, tr. 23-28, Hà Nội.
[3] Phạm Tích Xuân và nnk, 2008. Tai biến sạt lở bờ sông khu vực hợp lưu Thao - Đà - Lô. Tuyển tập công trình khoa học Hội thảo khoa học toàn quốc: Tai biến địa chất và giải pháp phòng chống. NXB Xây dựng.
[4] Bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Hà Nội, tỷ lệ 1:200000. Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. Xuất bản 2005.
[5] Nguyễn Văn Hùng, Phạm Tích Xuân, 2006. Hoạt động kiến tạo và hiện tượng nứt - trượt đất vùng thị xã Hòa Bình. Tạp chí Địa chất, số 295, tr. 67- 78, Hà Nội.
[6] Nguyễn Trọng Thủy và nnk, 2008. Nghiên cứu kiến tạo đứt gãy hiện đại và động đất liên quan ở khu vực Hòa Bình làm cơ sở đánh giá ổn định công trình thủy điện Hòa Bình. Mã số ĐTĐL 2005/19G.