Phạm Hoàng Hải, Phạm Anh Tuân

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Bài báo trình bày tiếp cận cảnh quan học ứng dụng trong nghiên cứu phân loại, phân vùng cảnh quan và đánh giá thích nghi sinh thái một số loại cây ăn quả đặc sản tại tỉnh Sơn La. Lãnh thổ Sơn La phân hóa thành 03 lớp, 06 phụ lớp, 02 kiểu, 07 phụ kiểu, 187 loại, 639 dạng thuộc 04 vùng và 09 tiểu vùng cảnh quan. 06 tiểu vùng cảnh quan được lựa chọn để đánh giá thích nghi sinh thái và định hướng không gian trồng cây ăn quả. Kết quả đánh giá xác định: khoảng 301.355 ha có khả năng ưu tiên phát triển cây nhãn, 165.615 ha phát triển cây xoài, 111.071 ha phát triển cây mận hậu. Kết quả đánh giá được khuyến nghị là cơ sở khoa học để tỉnh Sơn La lập quy hoạch vùng chuyên canh trồng cây ăn quả đặc sản.

Từ khóa: Đánh giá cảnh quan, cây ăn quả, tỉnh Sơn La.

References

[1] Nguyễn Cao Huần và cộng sự (2000). “Tiếp cận kinh tế sinh thái trong đánh giá và quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày”, Tuyển tập báo cáo khoa học Địa lý-Địa chính, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn (2004). Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông-lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Số 4/2004.
[3] Phạm Quang Tuấn (2006). “Đánh giá kinh tế sinh thái của cảnh quan đối với các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”, Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ II, tr.388-394, Hà Nội.
[4] Đặng Thị Huệ, Lý Trọng Đại (2013). Đánh giá cảnh quan cho phá triển cây bưởi ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 29, số 02 p 17-25.
[5] Lê Thị Thu Hòa (2016). Đánh giá cảnh quan cho mục đính phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Sơn La, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32, số 02 p 57-67.
[6] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7] Nguyễn An Thịnh (2013). Sinh thái cảnh quan: lý luận và ứng dụng thực tiễn trong môi trường nhiệt đới gió mùa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8] Nguyễn Cao Huần (2005). Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.