Dự báo biến động đáy sông, đường bờ khi nạo vét thông luồng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa biển Phan Rí
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Luồng tàu thuyền khu vực cửa sông và khu vực nước trước bến cửa biển Phan Rí dễ bị bồi lấp gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào và neo đậu tránh trú bão, nhất là tàu thuyền công suất lớn. Bài báo sử dụng mô hình thủy động lực và vận chuyển bùn cát để tính toán dự báo sự biến động đáy sông, đường bờ của quá trình nạo vét, thông luồng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa biển Phan Rí với 29 mặt cắt trên phạm vi dài khoảng 1.800m từ cửa biển ngược về phía thượng lưu sông Lũy. Cao độ nạo vét từ -1,5 đến – 4,1m để đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền công suất 300CV neo đậu tránh trú bão. Kết quả chỉ ra: khoảng cách từ tim luồng chạy tàu đến 2 bên bờ kè khoảng 30-40m là khu vực bồi lắng thường xuyên, cách tim luồng vào bờ khoảng từ 50-200m dòng vận chuyển bùn cát và quá trình bồi hầu như không còn tác động; lượng bùn cát vận chuyển vào mùa gió Tây Nam là 13.941m3 chiếm khoảng 60% tổng lượng bồi xói/ năm, mùa gió Đông Bắc bồi 9.297m3; thời gian cần thiết để phục hồi bãi và sườn bờ ngầm là khoảng 34,4 ngày cho gió mùa Đông Bắc và khoảng 49,3 cho gió mùa Tây Nam; lượng bùn cát được bồi sau hai năm là 46.476m3; sau 5 năm nạo vét mới phải tiến hành duy tu tuyến luồng.
Từ khóa: Đáy biển, bờ biển, mô hình thủy động lực học, mô hình khuếch tán.
References
[2] Đề tài “Nghiên cứu biến động điều kiện địa hình tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2010 và dự báo đến 2015” của Viện Địa chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2008.
[3] Van Rijn Leo C, Principles of Fluid Flow and Waves in Rives, Estuaries, Seas and Ocean. Aqua Publications, the Netherlands, 1989
[4] Mike 21 Flow Model, Hydrodynamic Module, Scientific Documentation, DHI Software (2005)
[5] SMS Surface Water Modeling System – Tutorials Version 10.1. BrighamYoung University – Envinronment Modeling Research Laboratory 03/2011
[6] Bùi Tá Long, Mô hình hóa môi trường, tr 170-197, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2008).
[7] Đinh Văn Ưu, Đoàn Văn Bộ, Hà Thanh Hương, Phạm Hoàng Lâm, Ứng dụng mô hình chảy ba chiều (3D) nghiên cứu quá trình lan truyền chất lơ lửng tại vùng biển ven bờ Quảng Ninh, tr 623-632, Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học Cơ học thuỷ khí toàn quốc, Hà Nội, (2005).
[8] A.M. prospathopoulos, A. Sotiropoulos, E. Chatziopoulos, C.H. Anagnostou, Cross-shore profile and coastline changes of a sandy beach in Pieria, Greece, based on measurements and numerical simulation, Mediterranean Marine Science, vol 5/1, (2004), 91-107.
[9] Nguyễn Thế Tưởng, Sổ tay tra cứu các đặc trưng khí tượng thủy văn vùng thềm lục địa Việt Nam, tr 28-48, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, (2000).