Khả năng khai thác năng lượng mặt trời phục vụ các hoạt động đời sống ở miền Trung Việt Nam
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận và thân thiện với môi trường. Việc khai thác sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giảm phát khí thải nhà kính, chất ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cao. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về tiềm năng NLMT với số liệu giờ nắng của 21 trạm, tổng lượng bức xạ của 5 trạm khí tượng cùng điều kiện tự nhiên và hiện trạng khai thác sử dụng NLMT ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, bài báo này đã đưa ra nhận định khu vực miền Trung có tiềm năng NLMT khá dồi dào và có những điều kiện rất thuận lợi để khai thác NLMT nói chung và điện mặt trời nói riêng phục vụ cho các hoạt động sống ở địa phương. Tổng giờ nắng năm đều vượt 1500 giờ (trừ Sầm Sơn), 12/21 trạm có số giờ nắng trong năm trên 2000 giờ, riêng khu vực Phan Thiết, Hàm Tân ghi được số giờ nắng trên 2900 giờ/năm. Tổng lượng bức xạ năm của 5 trạm đều trên1400 KWh/km2, có nơi đạt trên 2000 KWh/km2 (Hàm Tân, Bình Thuận) và tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhà máy điện mặt trời nối lưới (công suất 19,2 MW) được khởi công xây dựng năm 2015 ở huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi là minh chứng có thể xây dựng thêm nhiều nhà máy điện mặt trời tại khu vực nghiên cứu. Các phương trình hồi quy tuyến tính với hệ số tương quan cao cũng đã được xây dựng để ước tính tổng lượng bức xạ qua số giờ nắng tại những nơi không có số liệu bức xạ.
Từ khóa:Năng lượng mặt trời, bức xạ.
References
[2] Quốc Tín, Cơ hội phát triển điện mặt trời tại Bình Thuận, Báo Nhân dân tỉnh Bình Thuận, 2016.
[3] Lê Tuấn Lộc, Tạ Văn Đa, Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác năng lượng gió và năng lượng mặt trời tại Thanh Hóa, Báo cáo kết quả đề tài khoa học công nghệ, (2012).
[4] Lê Tuấn Lộc, Tạ Văn Đa, Nghiên cứu đánh giá tài nguyên, khả năng khai thác và đề xuất một số giải pháp khai thác năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở Hải Phòng, Báo cáo kết quả đề tài khoa học công nghệ, (2012).
[5] Nguyễn Ngọc Thông, Xây dựng tập số liệu bức xạ Việt Nam thời kỳ 1961 - 1990, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội, (1998).
[6] Hữu Bằng, Duyên hải Nam Trung bộ đối mặt với hoang mạc hóa, Báo Sài Gòn giải phóng, 2008.
[7] Mai Anh, Chống sa mạc hóa là chống đói nghèo, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), 2013.
[8] Ngọc Diên, Bình Định trước nguy cơ thoái hóa đất và hoang mạc hóa, Báo Bình Định, 2006.
[9] Đặng Đình Thống, Phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, 2015.