Trần Thị Hồng, Đậu Thị Thương

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải rắn (CTR) tại xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, CTR trong xã có nguồn gốc từ sinh hoạt, nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Người dân có ý thức phân loại, tận dụng các chất hữu cơ dễ phân hủy và chất thải có thể tái chế. Tuy nhiên, việc tận dụng CTR nông nghiệp chưa được quan tâm. CTR sinh hoạt bình quân trên toàn xã thải ra khoảng 2.105 kg/ngày, được thu gom tại 3 điểm, vận chuyển tới bãi rác Hồ Mơ với tần suất 2 lần/tuần/1 khu vực thu gom. Bãi rác Hồ Mơ được quy hoạch gồm có 4 ô, 1 ô đã đóng cửa, 1 ô chưa sử dụng, 1 ô dành một phần diện tích để thử nghiệm ủ phân compost và 1 ô đặt lò đốt thử nghiệm. Dựa trên các số liệu thu thập và kết quả khảo sát thực địa, đã đề xuất một số giải pháp về hoạt động phân loại, thu gom, xử lý CTR tại xã và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tại bãi rác Hồ Mơ.

Từ khóa: Quản lý chất thải rắn, xã Minh Nghĩa, bãi rác Hồ Mơ. 

References

[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn.
[2] Ủy ban nhân dân xã Minh Nghĩa, Thanh Hóa (2016), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2016 - 2021.
[3] Trần Văn Xuyên (2015), Đề án công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Nông Cống đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, Công ty cổ phần xây dựng và quản lý giao thông công chính, Thanh Hóa.
[4] Bùi Huy Hiền (2010), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[5] Wati L, Kumari S, Kundu B. S., Paddy straw as substrate for ethanol production. Indian J. Microbiol., 47 (2007) 26.
[6] Yoswathana N, Phuriphipat P, Treyawutthiwat P, Eshtiaghi M. N, Bioethanol production from rice straw, Energy Research J. 1(1) (2010) 26.