Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Lê Kế Sơn

Main Article Content

Abstract

Đánh giá thích nghi sinh thái là một bước đánh giá quan trọng trong đánh giá cảnh quan theo hướng kinh tế sinh thái phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bài báo, các tác giả đã đánh giá sự thích nghi của cảnh quan cho một số loài thực vật rừng ngập mặn (cây Mắm trắng (Avicennia alba), cây Đước (Rhizophoza apiculata)) và một số loại hình phát triển kinh tế (nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh hoặc quảng canh cải tiến, du lịch sinh thái) phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau. Việc đánh giá tổng hợp được thực hiện theo bài toán trung bình nhân từ các đánh giá thành phần, xác định trọng số của các yếu tố đánh giá dựa trên kết quả so sánh ảnh hưởng của các yếu tố theo phương pháp ma trận tam giác, phân hạng mức độ thích nghi dựa trên khoảng điểm tính theo công thức khoảng cách đều. Kết quả đánh giá cho thấy khu vực Mũi Cà Mau có tiềm năng cao trong việc phát triển và bảo tồn RNM nhờ sự thích nghi sinh thái của cây ngập mặn với diện tích lớn khu vực nghiên cứu. Tại khu vực Mũi Cà Mau có thể phát triển đồng thời 2 loại hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh và quảng canh cải tiến do điều kiện sinh thái thuận lợi. Loại hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến có tiềm năng phát triển tốt tại tiểu vùng cảnh quan Viên An, Đất Mũi, Đất Mới. Loại hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh phát triển thích hợp tại tiểu vùng cảnh quan Đất Mới, Viên An. Du lịch sinh thái có tiềm năng phát triển tốt tại tiểu vùng cảnh quan bãi bồi phía Tây và tiểu vùng cảnh quan Đất Mũi.

Từ khoá: Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan.

References

[1] Nguyễn Cao Huần, Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái). Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
[2] Saaty, T.L., The Analytical Hierarchy Process. 1980, New York: McGraw-Hill.
[3] Saaty T.L. and Vargas L.G., Decision Making in Economic, Political, Social, and Technologycal Environments with the Analytic Hierarchy Process 1994, Pittsburgh, PA, USA: RWS Publication.
[4] Nguyễn Kim Lợi và Võ Lê Tuấn, Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ thích nghi đất đai cho nuôi tôm sú tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, in Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn Quốc 2010. 2010, NXB. Nông Nghiệp. p. 33-40.
[5] Loi N.K. and Tuan V.M., Integration of GIS and AHP Techniques for Land use Suitability Analysis in Di Linh District – Lam Dong Province, in Paper presented in International Symposium on GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences, December 4-6, 2008. 2008: Ha Noi, Vietnam.
[6] Huỳnh Văn Chương, Đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng tích hợp GIS và AHP. Tạp chí Khoa học- Đại Học Huế, 2009. 50: p. 5-16.
[7] Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Lê Kế Sơn, Đặc điểm cảnh quan khu vực Mũi Cà Mau. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, 2014. Hồ Chí Minh 6/2014.
[8] Ngô Đình Quế, Đề xuất tiêu chuẩn phân chia rừng phòng hộ và rừng sản xuất ngập mặn ven biển Viêt Nam, thuôc đề tài cấp nhà nước:"Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và lâm ngư nhằm khôi phục rừng ngập mặn và rừng tràm tại một số vùng phân bố của Việt Nam. 2001: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
[9] Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam. 2005, Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
[10] Phan Nguyên Hồng, Rừng ngập mặn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.
[11] Lê Bá Toàn, Nghiên cứu Hệ thống canh tác kết hợp rừng Đước với nuôi tôm quảng canh cải tiến tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. 2010, Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh.
[12] Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam, Báo cáo “Điều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thích nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Huyện Đầm Dơi (Tỉnh Cà Mau)” thuộc Chương trình “Điều tra bổ sung xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1/25.000 và 1/50.000 phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cấp Huyện”. 2005: Hồ chí Minh.
[13] Nguyễn An Thịnh, Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 2007, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.