Đặng Thị Hải Linh, Hoàng Xuân Cơ, Đinh Mạnh Cường, Tạ Văn Đa, Nguyễn Thu Hà, Trịnh Thị Mai, Trần Thanh Phong

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng gió khá lớn. Để có thể phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, các nhà đầu tư cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố như tiềm năng gió, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực triển khai dự án, lựa chọn công nghệ phù hợp và xem xét bài toán hiệu quả kinh tế của dự án… Nhóm nghiên cứu đã thu thập, phân tích các số liệu gió, điều kiện địa hình và các yếu tố khác tại Tuy Phong, Bình Thuận để tính toán sản lượng điện ứng với khu vực dự án; đồng thời xem xét đánh giá loại tua-bin phù hợp dựa trên chương trình WAsP. Kết quả chạy chương trình WAsP đối với dự án nhà máy Phong điện I – Bình Thuận cho thấy hiệu quả khác nhau của các loại công nghệ tua-bin (tổng sản lượng điện của 20 tua-bin loại FL MD 77 1,5 MW là 92,159 GWh/năm, cao hơn rất nhiều so với 60,310 GWh/năm của công nghệ tua-bin Vestas V63 1,5MW). Việc tính toán sản lượng điện, xác định các thông số đầu vào cho một dự án có thể ước tính giá bán điện và khả năng ổn định của dự án khi có biến động của thị trường. Xét về khả năng giảm suất đầu tư của các dự án, xu hướng tăng giá điện, tình hình nội địa hóa công nghệ, kĩ thuật,… nếu có các cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, Việt Nam có thể phát triển các dự án điện gió trên diện rộng.

Từ khóa: Năng lượng gió, phong điện, chương trình WAsP.

References

[1] Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, QĐ số 1208/QĐ-TTg, Hà Nội.
[2] The World Wind Energy Association (2015), New record in worldwide Wind installations.
[3] Nguyễn Quốc Khánh (2011), Thông tin về Năng lượng gió tại Việt Nam, Dự án Năng lượng Gió GIZ/MoIT, Hà Nội.
[4] Trần Thục, Tạ Văn Đa, Nguyễn Văn Thắng (2012), Năng lượng gió ở Việt Nam - Tiềm năng và khả năng khai thác, NXB Khoa học và Kĩ Thuật, Hà Nội.
[5] Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai, Angelika Wasielke (2012), Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam, Dự án Năng lượng Gió GIZ, Hà Nội.
[6] Tạ Văn Đa (2006), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá tài nguyên và khả năng khai thác năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội
[7] GIZ (2011), Tính toán phân tích tài chính và kinh tế cho các trạm điện gió, Tư vấn và Đào tạo cho Chương trình Đo gió tại Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh.
[8] Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, QĐ số 1208/QĐ-TTg, Hà Nội.
[9] Dư Văn Toán (2013), “Năng lượng tái tạo trên biển và định hướng phát triển tại Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Khoa học quốc gia Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10] Trung tâm tư vấn Năng lượng (VECC), Báo cáo thẩm tra Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh và Phân tích kinh tế tài chính dự án Nhà máy Phong điện1- Bình Thuận 1 (20 x 1,5 MW), Hà Nội
[11] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, QĐ số 37/2011/QĐ-TTg, Hà Nội.