Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt:Châu thổ sông Mê Công là một trong các châu thổ lớn trên thế giới và có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dựa trên cơ sở phân tích mẫu tại 8 lõi khoan, 530 mẫu trầm tích tầng mặt, phân tích 44 mặt cắt địa chấn nông phân giải cao từ đề tài KC09.13/11-15 và các nguồn tài liệu tổng hợp, đặc điểm tướng trầm tích Pleistocen muộn phần muộn - Holocen đới bờ châu thổ sông Mê Công đã được làm sáng tỏ. Trầm tích Pleistocen muộn phần muộn - Holocen (Q13b - Q2) đới bờ châu thổ sông Mê Công có cấu trúc của một phức tập hoàn chỉnh (sequence) gồm 3 miền hệ thống: miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) được đặc trưng bởi nhóm tướng aluvi biển thoái thấp; miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) được đặc trưng bởi 3 nhóm tướng: nhóm tướng aluvi biển tiến (at), bao gồm các tướng đê tự nhiên và đồng bằng ngập lụt; nhóm tướng chuyển tiếp biển tiến bao gồm các tướng lòng cửa sông, bãi triều, đầm lầy, estuary và chuyển tiếp; nhóm tướng biển đặc trưng là tướng vũng vịnh; miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) đặc trưng bởi nhóm tướng châu thổ (amr), bao gồm các tướng chân châu thổ, tiền châu thổ, bãi triều, lòng cửa sông và đồng bằng châu thổ.

Từ khóa: Tướng trầm tích, châu thổ sông Mê Công, đới bờ, Pleistocen muộn - Holocen.

References

[1] Đinh Xuân Thành, Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mê Công trong Holocen phục vụ phát triển bền vững, Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KC09.13/11-15, 2015.
[2] Tạ Thị Kim Oanh và nnk., Tướng trầm tích tương ứng với dao động mực nước biển vùng Vĩnh Long-Trà Vinh, Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí các khoa học và Trái Đất, số 28 (2006) 329.
[3] Ta, T.K.O., Nguyen, V.L., Tateishi, M., Kobayashi, I., Tanabe, S., Saito, Y., Holocene delta evolution and sediment discharge of the Mê Công River, southern Vietnam. Quaternary Science Reviews 21 (2002) 1807.
[4] Tạ Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập, Tướng trầm tích Holocen tương ứng với dao động mực nước biển vùng Vĩnh Long - Trà Vinh, đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, 28 (2006) 329.
[5] Nguyễn Văn Lập, và Tạ Thị Kim Oanh, Các kiểu trầm tích tương ứng thay đổi mực nước biển Pleistocen muộn - Holocen ở châu thổ sông Cửu Long, Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ 5 (2010) 78.
[6] Nguyễn Địch Dỹ, Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven biển châu thổ Sông Cửu Lòng, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, mã số KC09.06/06-10, 2010.
[7] Proske, U., Hanebuth, T.J.J., Behling, H., Nguyen, V.L., Ta, T.K.O., Diem, B.P., The palaeoenvironmental development of the northeastern Vietnamese Mê Công River Delta since the mid Holocene. The Holocene 20 (2010) 1257.
[8] Tanabe, S., Ta, T.K.O., Nguyen, V.L., Tateishi, M., Kobayashi, I., Saito, Y., Delta evolution model inferred from the Holocene Mê Công delta, southern Vietnam. In: Sidi, F.H., Nummedal, D., Imbert, P., Darman, H., Posamentier, H.W. (Eds.), Tropical Deltas of Southeast Asia-Sedimentology, Stratigraphy, and Petroleum Geology: SEPM Special Publication”, 76 (2003), 175.
[9] Tamura, T., Saito, Y., Sieng, S., Ben, B., Kong, M., Sim, I., Choup, S., Akiba, F., Initiation of the Mê Công River delta at 8 ka: evidence from the sedimentary succession in the Cambodian lowland. Quaternary Science Reviews 28 (2009) 327.
[10] Vũ Văn Hà, Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ địa chất. Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2015.