Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Hướng, Arndt Schimmelmann

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt:Nghiên cứu trình bày hiện trạng kiểu phóng xạ tự nhiên môi trường trong nhà và môi trường làm việc của người dân khu vực huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông qua nồng độ khí radon (222Rn và 220Rn) trong không khí. Người dân địa phương có tập quán canh tác ngay tại các thung lũng, hố sụt karst và sống trong các căn nhà trình tường, một kiểu nhà kín, ẩm thấp, ít lưu thông không khí. Kết quả khảo sát cho thấy không khí ở các hố sụt và lòng chảo karst có nồng độ 222Rn dao động từ 30 - 98 Bq m-3 và nồng độ 220Rn dao động 37 - 406 Bq m-3, tương ứng với tổng liều chiếu 0,6 - 4 mSv năm-1, cao hơn 1 - 4 lần giới hạn liều chiếu theo khuyến cáo của IAEA (1996). Môi trường không khí trong nhà trình tường truyền thống có nồng độ 222Rn là 0 - 101 Bq m-3220Rn là 86 - 535 Bq m-3, tương ứng với tổng liều chiếu 9,6 - 45,4 mSv năm-1, cao gấp 9 - 45 lần giới hạn liều do IAEA khuyến cáo. Đối sánh nồng độ khí radon trong nhà trình tường với các nhà xây bằng vật liệu hiện đại (gạch nung, sắt thép, bê tông, tường vôi xi măng) cho thấy nồng độ 222Rn (0 - 115 Bq m-3) và 220Rn (0 - 37 Bq m-3) trong các ngôi nhà xây bằng vật liệu hiện đại thuộc ngưỡng an toàn so với quy chuẩn phóng xạ trong nhà 200 Bq m-3 (QCVN 7889:2008) và 150 Bq m-3 (EPA, 2003) đối với 222Rn; nồng độ này tương ứng với tổng liều chiếu 0 - 6,2 mSv năm-1, cao có thể tới 6 lần giới hạn liều chiếu (IAEA). Nhìn chung, nồng độ và tổng liều chiếu trong do khí radon (222Rn và 220Rn) với môi trường nhà ở khu vực huyện Đồng Văn tương đối cao, đặc biệt trong các nhà trình tường truyền thống.

Từ khóa: Đồng Văn, phóng xạ, radon, thoron, liều chiếu.

References

[1] World nuclear association, Nuclear radiation and health effects, http://www.world-nuclear.org/ information-library/safety-and-security/radiation-and-health/nuclear-radiation-and-health-effects.aspx , 2016.
[2] Guo Q., Shimo M., Ikebe Y., Minato S., The study of thoron progeny and radon progeny concentrations in different kinds of dwellings in Japan, Rad Prot Dosim 45 357 (1992).
[3] Popit A., Vaupotic J., Indoor radon concentrations in relation to geology in Slovenia, Environmental Geology 42 330 (2002).
[4] Bossew P., The radon emanation power of building materials, soils and rocks, Applied Radiation and Isotopes 59 389 (2003).
[5] Dang Duc Nhan, Fernando C.P., Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Quang Long, Dao Dinh Thuan, Fonseca H., Radon (222Rn) concentration in indoor air near the coal mining area of Nui Beo, North of Vietnam, Journal of Environmental Radioactivity 110 98 (2012).
[6] Dung B.D., Giap T.V., Kovács T., Cuong L.D., Quyet N.H., Indoor radon concentration measurements at the locations of the first nuclear power plants of Vietnam, Romanian Journal of Physics 58 108 (2013).
[7] Gabdo H. T., Ramli A. T., Saleh M. A., Garba N. N. and Sanusi M., Natural radioactivity measurements in Pahang State, Malaysia, Isotopes in Environmental and Health Studies 52 298 (2016).
[8] Nguyễn Xuân Trường, Đặc điểm địa chất và địa lí tự nhiên công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 29 115 (2011).
[9] Hoàng Xuân Tình (chủ biên). Bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Bảo Lạc, (F-48-X). Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000.
[10] Baskaran M., Radon: A tracer for geological, geophysical and geochemical studies. Springer 260 p. ISBN: 978-3-319-21328-6 (2016).
[11] UNSCEAR, Exposures from natural radiation sources, United Nations, New York, 2000.
[12] IAEA, International Basic Safety Standards for Protection against lonizing Radiation and for the Safety of Radiation Sources, Safety Series No. 115, 1996.
[13] Tiêu chuẩn Quốc gia (Việt Nam), TCVN 9413:2008, Điều tra, đánh giá Địa chất Môi trường - An toàn phóng xạ, Bộ khoa học và công nghệ, 2012.
[14] Lê Như Siêu & nnk, Natrural radioactivity in commonly building materials used in Vietnam - 11255, WM2011 conference, 2011.