Phạm Khoa Chiết, Nguyễn Thế Hùng, Trần Đăng Hùng

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Khu vực nghiên cứu lô 102 - 106, Bắc bể Sông Hồng có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, đặc điểm môi trường trầm tích và triển vọng dầu khí hoàn toàn khác biệt với phần trung tâm và Nam bể Sông Hồng. Về kiến tạo khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng biến dạng, chồng lấn, kiến trúc khu vực phía Tây Bắc liên quan đến hoạt động trượt giãn của hệ thống đứt gãy Sông Hồng và phần cấu trúc đới nâng Bạch Long Vĩ về phía Đông Bắc cũng là hệ quả của vận động này. Vào Miocen sớm-giữa, về phía Đông Bắc Lô 106 (khu vực Bạch Long Vĩ) bị nâng lên mạnh mẽ dẫn đến vắng mặt trầm tích của các hệ tầng Phong Châu và Phủ Cừ. Tuy nhiên, khu vực Trung tâm (rìa Tây Bắc lô 102) vùng chịu chế độ kiến tạo sút lún sau tách giãn (post-rift), hình thành trầm tích Miocen sớm - giữa với bề dày lớn, kéo dài từ lô 102 và tăng dần xuống phần Đông Nam, còn khu vực Đông Bắc lô 106 bề dày trầm tích Miocen rất nhỏ hoặc không có trầm tích. Các thành tạo trầm tích Miocen sớm có đặc trưng chuyển tiếp từ môi trường châu thổ sang biển ven bờ và biển nông, có thể trở thành tầng sinh và chứa dầu khí có ý nghĩa của bể. Các thành tạo Miocen giữa, muộn thể hiện môi trường trầm tích biến đổi từ các tướng biển nông xen kẽ môi trường châu thổ, chúng có thể đóng vai trò tầng chứa và tầng chắn dầu khí trong khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Tướng và môi trường trầm tích, Miocen sớm - giữa, lô 102-106.

References

Nguyễn Mạnh Huyền, Hồ Đắc Hoài. Bể trầm tích Sông Hồng và tài nguyên dầu khí. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007.
[2] Trần Nghi. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2010
[3] Exploration and Production Center. Depositional environment for Miocene sequence services for block 103-107 and adjacent blocks. Vietnam Petroleum Institute. 2015.
[4] Bui Thi Ngoc Phuong et al. Petrography report well 102/10-SP-1X. Vietnam Petroleum Institute. 2014.
[5] Nguyen Thi Tham et al. High resolution biostratigraphy report well 106-HR-1X. Vietnam Petroleum Institute. 2009.
[6] Nguyễn Trọng Tín, Nguyễn Thế Hùng, Doãn Đình Lâm. Ứng dụng địa tầng trong thăm dò dầu khí ở Bắc bể Sông Hồng-Một vài ví dụ. Tạp chí dầu khí số 3-2006, tr. 72-99.
[7] Nguyễn Thế Hùng. Phân tích đối sánh các phát hiện dầu khí của Trung Quốc và Việt Nam ở Khu vực trung tâm bể Sông Hồng - Một giải pháp nghiên cứu tiếp theo. Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị khoa học địa chất Biển toàn quốc lần thứ nhất, Hạ Long 9-10/10/2008, tr. 357-363.
[8] Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Trọng Tín, Ngô Xuân Vinh, Nguyễn Thị Dậu. Đặc điểm địa chất dầu khí các thành tạo Plioxen ở trung tâm bể Sông Hồng. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học và Công nghệ Quốc tế: Dầu khí Việt Nam 2010 Tăng tốc - Phát triển. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Quyển 1, tr. 256-271.
[9] Charles E. Payton. Seismic Stratigraphy - application to hydrocarbon exploration. Published by AAPG, Tulsa, Oklahoma, USA. 1977.
[10] Đỗ Bạt, Nguyễn Thế Hùng và nnk. Đặc điểm trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt Nam. Tạp chí dầu khí số 2-2003, tr. 20-29.
[11] Ngô Thường San và nnk. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007.