Ảnh hưởng các tham số thạch - vật lý đến khả năng chứa dầu khí của trầm tích cát bột kết miocen giữa, cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu, bể Nam Côn Sơn
Main Article Content
Abstract
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc điểm thạch học, các tham số định lượng về thạch - vật lý liên quan đến việc đánh giá khả năng chứa dầu khí của của các đá cát kết và bột kết tuổi Miocen giữa khu vực cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu (TU - MC), bể Nam Côn Sơn. Các đá cát kết gồm grauvac, arkos, arkos - litic và thạch anh - litic. Cát kết và bột kết grauvac và arkos có thành phần đa khoáng, độ chọn lọc và mài tròn kém, thành tạo ở môi trường lòng sông và nón quạt cửa sông. Cát bột kết arkos - litic và thạch anh - litic xi măng cơ sở - lấp đầy calcit - dolomit có độ chọn lọc từ kém đến trung bình, độ mài tròn từ trung bình đến tốt, thành tạo ở môi trường biển nông vũng vịnh. Kết quả phân tích tương quan bằng thống kê toán đã chỉ ra mối quan hệ phụ thuộc tuyến tính giữa độ rỗng hiệu dụng (Me) vào các tham số thạch - vật lý (Md, Q, So, Ro, Li, Co, I) là theo tương quan tuyến tính (y = ax+ b). Trong đó Md là kích thước trung bình các cấp hạt; Q là hệ số thạch anh; So là hệ số chọn lọc; Ro là hệ số mài tròn; Li là hệ số nền xi măng gắn kết; Co là hệ số kiến trúc; I là hệ số biến đổi thứ sinh. Trong các quan hệ cặp đôi này quan hệ giữa Me với Co và I là tuyến tính nghịch, với Q và Ro là tuyến tính thuận là hoàn toàn phù hợp với quy luật. Tuy nhiên, giữa Me với Md và Li lại có quan hệ tuyến tính thuận ngược với quy luật thông thường. Điều đó chứng tỏ thành phần matrix trong nền xi măng cơ sở chứa hàm lượng vụn sinh vật và calcit tại sinh khá cao đã bị hòa tan mạnh trong giai đoạn katagenes đã tạo ra lỗ rỗng thứ sinh. Theo tiêu chuẩn phân loại chất lượng colecto cát bột kết Miocen giữa cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu có thể chia ra 3 mức chất lượng: tốt, trung bình và kém. Chúng đạt chất lượng tốt (khi Q= 50-65%, Li= 20-30%) đến trung bình (khi Q= 35-45 % và Li= 10-20%) và kém (khi Li< 10% và Q< 40%).
References
[2] Đặng Văn Bát, Ngô Thị Kim Chi, Cù Minh Hoàng, Nguyễn Thị Anh Thơ, Trần Mỹ Bình, 2008. Môi trường thành tạo trầm tích Oligocene muộn bồn trũng Nam Côn Sơn. Tuyển tập báo cáo hội nghị Khoa học- Công nghệ Viện Dầu khí Việt Nam 30 năm phát triển và hội nhập.
[3] Lê Văn Hiền và nnk, 2012. Đặc điểm cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của đối tượng synrift bể Nam Côn Sơn. Tạp chí Dầu khí số 3/2012, tr. 17-27.
[4] Cù Minh Hoàng, Nguyễn Thị Anh Thơ, Trần Mỹ Bình, Đặng Văn Bát, Vũ Anh Thư, 2008. ”Đặc điểm địa tầng, thạch học và môi trường lắng đọng trầm tích lục nguyên Miocene bồn trũng Nam Côn Sơn”. Tạp chí Dầu khí số 5 - 2008.
[5] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk, 2013. Trầm tích luận hiện đại trong phân thích các bể Kainozoi vùng biển nước sâu Việt Nam. Tạp chí địa chất, số 336-337/7-10/2013.
[6] VPI-Labs, 2012. Nghiên cứu cổ địa lý tướng đá Lô 04-1. Viện Dầu khí Việt Nam.
[7] Nguyễn Thị Dậu và nnk, 2015. Quá trình sinh dầu khí của đá mẹ khu vực phụ đới trũng Đông Bắc và phụ đới trũng Trung tâm bể Nam Côn Sơn. Tạp chí Dầu khí số 2/2015, tr. 14-22.
[8] Phạm Hồng Quế, 1998. “Thành phần thạch học, tướng đá cổ môi trường lắng đọng trầm tích Đệ Tam bồn trũng Nam Côn Sơn”. Tạp chí dầu khí số 2/1998 (tr. 2-15).
[9] Nguyễn Trọng Tín và nnk, 1995. Chính xác hoá cấu trúc địa chất và trữ lượng dầu khí phần phía Đông bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Viện Dầu khí Việt Nam.
[10] Nguyễn Trọng Tín và nnk, 2005. Đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí bể trầm tích Nam Côn Sơn trên cơ sở tài liệu đến 12/2003. Viện Dầu khí Việt Nam.
[11] Trần Nghi, Trần Hữu Thân, 1986. Những quy luật ảnh hưởng của thành phần trầm tích đến tính chất colecto của đá trong phụ tầng Phù Cừ giữa. TC các KH về TĐ, 8/2; 56-59. Hà Nội
[12] Tran Nghi, Tran Huu Than, Doan Tham, 1986. The lithology reservoir property og Neogene terrigenous deposits of the Hanoi depression by quantitative method. Proceedings of 1st conference on Geology of Indochina; 1; 255-264. TP.HCM.
[13] Tran Nghi, 1991. Evaluation of quality of the reservoir rock of the deep horizon of Hanoi depression on the basis of lithophysics. Proceedings of 2nd conference on Geology of Indochina;1; 219-230, Hanoi. Geological survey of Vietnam.
[14] Trần Nghi, 2010. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. Nhà xuất bản ĐHQGHN.
[15] Trần Nghi, 2012. Trầm tích học (tái bản). Nhà xuất bản ĐHQGHN.