Phạm Bảo Ngọc, Trần Nghi

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Bể Nam Côn Sơn (NCS) là một trong những bể trầm tích Cenozoi ở Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển khá phức tạp, đã trải qua 3 giai đoạn hoạt động kiến tạo chính, gồm: giai đoạn trước sụt lún nhiệt (Paleocen - Eocen), giai đoạn sụt lún có chu kì (Oligocen – Miocen muộn), giai đoạn sụt lún phân dị tạo thềm hiện đại (Pliocen – Đệ Tứ) . Chính các hoạt động kiến tạo này cùng với sự thay đổi mực nước biển là nguyên nhân hình thành các bể thứ cấp tương ứng với các phức tập (sequence) của bể. Bài báo đề cập đến đặc điểm địa tầng phân tập của bể Nam Côn Sơn trên quan điểm phân tích các tổ hợp cộng sinh tướng trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo. Theo cách tiếp cận đó, trầm tích Miocen bể Nam Côn sơn có thể chia ra 3 phức tập:  S3, S4, và S5, tương ứng với 3 giai đoạn Miocen sớm (N11), Miocen giữa (N12) và Miocen muộn (N13).

Keywords: Từ khóa: Địa tầng phân tập, tổ hợp cộng sinh tướng, miền hệ thống trầm tích, trầm tích Miocen, bể Nam Côn Sơn.

References

[1] Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Tín, 2007. Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí. Địa chất và tài nguyên dầu khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 317-360.
[2] Posamentier, H. W., and Allen, G. P., 1999. Siliciclastic sequence stratigraphy: concepts and applications. SEPM Concepts in Sedimentology and Paleontology No. 7, p. 210.
[3] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk, 2013. Trầm tích luận hiện đại trong phân thích các bể Kainozoi vùng biển nước sâu Việt Nam. Tạp chí địa chất, số 336-337/7-10/2013.
[4] Trần Nghi, Trần Hữu Thân và nnk, 2013. Mối quan hệ giữa dãy cộng sinh tướng và các miền hệ thống trầm tích ở các bể Kainozoi vùng nước sâu thềm lục địa Việt Nam. Tạp chí Dầu khí số 9/2013.
[5] Trần Nghi, 2013. Nghiên cứu địa tầng phân tập – tướng đá cổ địa lý các thành tạo trầm tích nam bể Phú Khánh, Nam Côn Sơn và khu vực Tư Chính – Vũng Mây để xác định tính đồng nhất, phân dị của tướng trầm tích qua các thời kỳ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, mã số 03/HOPTAC- KHTN/2011/HĐ-NCKH.
[6] Trần Nghi, 2014. Kiến tạo các bể trầm tích Kanozoi vùng nước sâu thềm lục địa Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Trần Nghi, 2010. Nghiên cứu địa tầng phân tập các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan. Báo cáo tổng hợp kết quả Khoa học Công nghệ, Chương trình KHCN cấp nhà nước 2010, mã số KC-09-20/06-10.