Đặng Văn Luyến, Nguyễn Quang Huy, Trần Mạnh Liểu

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nhà trình tường là một loại kiến trúc đất toàn khối với rất nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú, không chỉ phổ biến ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta mà nó đã được biết đến ở Trung Quốc, châu Âu, châu Úc, châu Mỹ ... từ vài trăm tới hàng ngàn năm trước. [B1] Ở nước ta cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu về đất đầm nện cũng như tiêu chuẩn qui phạm xây dựng nhà trình tường vì nhiều lý do chưa được quan tâm thực hiện.

Bài báo này thực hiện nhằm bước đầu nghiên cứu: i) các đặc trưng về  thạch học, khoáng vật và các tính chất cơ lý của các loại đất nguồn gốc phong hóa và trầm tích trong khu vực huyện miền núi Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; ii) đặc tính của đất đầm nện sau khi được trộn thêm các chất phụ gia và iii) đề xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công nghệ xây nhà trình tường trên thế giới và sử dụng hợp lý đất trầm tích - phong hóa để đắp tường nhà đất nện trong xây dựng đời sống nông thôn mới. Đây là công việc không chỉ có ý nghĩa trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển một loại hình di sản vật thể quốc gia - nhà trình tường mà còn giúp giảm thiểu nạn khai thác đá trái phép làm vật liệu xây dựng đang diễn ra hiện nay nhằm bảo vệ các di sản địa chất và cảnh quan môi trường tại Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam và là công viên địa chất toàn cầu thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á vừa được UNESCO công nhận.

Với cách đặt vấn đề như trên, trong thời gian khảo sát thực địa tập thể tác giả đã đi sâu tìm hiểu hiện trạng nhà trình tường tại thị trấn Mèo Vạc, xóm Pả Vi và làng văn hóa Sủng Máng; nghiên cứu diện lộ và thành phần thạch học cũng như lấy mẫu đại diện cho đất trầm tích và phong hóa từ các đá có nguồn gốc khác nhau. Các thí nghiệm xác định tính chất vật lý và đầm chặt được tiến hành trong phòng để làm cơ sở đánh giá khả năng phù hợp của 13 loại đất đắp tại chỗ cho xây dựng nhà trình tường.

Từ khóa:  Nhà trình tường, kiến trúc đất nện, phong hóa, phụ gia, di sản địa chất[B2] .

 [B1]Tóm tắt nên viết ngắn gọn, ít diễn giải

 [B2]Bổ sung mục Đặt vấn đề, trong đó nêu tính cấp thiết, địa điểm nghiên cứu, cơ sở tài liệu phân tích và phương pháp nghiên cứu ngoài trời và trong phòng.

References

[1] Ciancio D. and Jaquin P, An Overview of Some Current Recommendations on the Suitability of Soil for Rammend Earth. Inter. Symposium on Innovation and Sustainblity Structures in Civil Engineering, Xiamen University, China, 2011.
[2] Paul Jaquin, Chalers Augarde, Earth Building: History, Science and Conservation (EP 101). HIS BRE Press. Garston, Watford WD25.9XX. UK, 2012.
[3] Nam C. Kim, Lai Van Toi & Trinh Hoang Hiep, Co Loa: An Investigation of Vietnam Ancient Capital.Antiquity 84 (2010): 1011-1027, 2010.
[4] Vasilious Maniaditis & Peter Walker, A Revier of Rammed Earth Constructuion DTi Partner Information Project “Developing Rammed Earth for UK Housing”. University of Bath, UK, 2003.
[5] Alley, P.J. Rammed Earth Construction. Newzeland Engineering, June 10 1948, 582.
[6] Houben, H. and Guiland. H, Earth Construction: A Comprihensive Guide. Intermediate Technology Pubblication, London, UK, 1994.