Phát triển giảng dạy như một nghề
Main Article Content
Abstract
Trong xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, nhu cầu phát triển nhân lực có các năng lực nghề phù hợp và thích ứng với sự thay đổi đã tạo ra áp lực cho các hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng. Giáo viên, một mặt phải đáp ứng được các chuẩn nghề nghiệp cơ bản, mặt khác lại phải phấn đấu theo nhu cầu cao của xã hội về tính chuyên nghiệp của họ. Sự phát triển của chủ nghĩa chuyên nghiệp và yêu cầu phát triển không ngừng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên đã được chú ý ở tất cả các quốc gia. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chương trình đào tạo giáo viên có thể đào tạo được các giáo viên đáp ứng được các mong đợi cao của xã hội và về sự chuyên nghiệp sâu rộng trong nghề giảng dạy. Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần làm rõ chất lượng mong đợi trong các chuẩn nghề chuyên nghiệp của giáo viên là gì. Dựa trên nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu về nghề chuyên nghiệp và chủ nghĩa chuyên nghiệp trong giảng dạy được xuất bản hơn một thập kỷ qua, bài viết tập trung trình bày về tính chuyên nghiệp và sự phát triển nghề giảng dạy như một nghề chuyên nghiệp để làm cơ sở gợi ý một cách tiếp cận cho đổi mới đào tạo giáo viên của Việt Nam theo mô hình đào tạo nghề chuyên nghiệp và hướng tới một phương thức đào tạo tiếp cận thực tiễn dựa trên sự tương tác của “thực tiễn-giáo sinh-lí thuyết” (thay đổi phương thức đào tạo tuyến tính truyền thống “lí thuyết-giáo sinh-thực tiễn”) để phát triển các năng lực toàn diện cho giáo viên với vai trò nhà giáo-nhà giáo dục.
Từ khóa: Chủ nghĩa chuyên nghiệp, nghề chuyên nghiệp, tiếp cận thực tiễn.References
[2] Hattie, J. 2009. Visible Learning. A synthesis of over 800 meta-analyses relating to achievement. London: Routledge.
[3] Hargreaves, A. 2000. Four ages of professionalism and professional learning. Teachers and Teaching: History and Practice, 6 (2): 151-182.
[4] Hoyle, E. 1975. Professionality, professionalism and control in teaching. In V. Houghton et al., eds. Management in education: The management of organizations and individuals. London: Ward Lock Educational in association with Open University Press.
[5] Hoyle, E. and P.John. 1995. Professional Knowledge and Professional Practice. London: Cassell.
[6] Snoek M. 2012 Theories on and concepts of professionalism of teachers and their consequences for the curriculum in teacher education. Hogeschool van Amsterdam, The Netherlands.
[7] Snoek, M., A. Swennen, and M. van der Klink. 2009. The teacher educator: a neglected factor in the contemporary debate on teacher education. In: B. Hudson, ed. Proceedings of the TEPE 3rd Annual Conference Teacher Education Policy in Europe: Quality in Teacher Education: 288-299. Umeå: Umeå University.
[8] Crook, D. 2008. Some Historical Perspectives on Professionalism. In: B. Cunningham, ed. Exploring Professionalism: 10-27. London: Institute of Education.
[9] Krisnaveni R. và Anithy I. 2007. Educators’ professional characteristics. Quality Assurance in Education, 15 (2), 149-161.
[10] Whitty, G. 2008. Changing modes of teacher professionalism: traditional, managerial, collaborative and democratic. In: B. Cunningham, ed. Exploring Professionalism: 28-49. London: Institute of Education, University of London.
[11] Whitty G. 2009. Towards a New Teacher Professionalism (Japanese translation) in MW Apple, G Whitty & A Nagao (Eds) Critical Education and the Struggle for Public Education Tokyo: Akashi.
[12] Boyt, Lusch và Naylor. 2001. Professionalism, Professionality and the Development of Education Professionals.
[13] Snoek, M. et al. 2009. Teacher quality in Europe: comparing formal descriptions. Paper presented at the ATEE conference 2009, Mallorca, August 2009.
[14] Gewirtz, S., P. Manony, I. Hextall, and A. Cribb. 2009. Policy, Professionalism and Practice: Understanding and enhancing teachers’ work. In: S. Gewirtz, P. Manony, I. Hextall, and A. Cribb, eds. Changing Teacher Professionalism. International trends, challenges and the way forward: 3-16. Oxon: Routledge.
[15] Erixon, P-O., G. Frånberg, and D. Kallós. 2001. Postgraduate Studies and Research in Teacher Education within the European Union. In: P-O Erixon, G. Frånberg, and D. Kallós, eds. The Role of Graduate and Postgraduate Studies and Research in Teacher Education Reform Policies in the European Union: 47-60. Umea: Umea University.
[16] Etzioni, A., ed. 1969. The Semi-Professions and their Organization. New York: Free Press.
[17] Lunt, I. 2008. Ethical Issues in Professional Live. In: B. Cunningham, ed. Exploring Professionalism: 73-98. London: Institute of Education.
[18] Stenhouse, L. 1975. An Introduction to Curriculum Research and Development. London: Heinemann
[19] European Commission. 2010. Teachers’ Professional Development - Europe in international comparison - An analysis of teachers’ professional development based on the OECD’s Teaching and Learning International Survey (TALIS). Luxembourg: Office for Official Publications of the European Union.