Phạm Tất Dong

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Vào những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra những tiền đề quan trọng để nền kinh tế công nghiệp trên thế giới từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập quốc tế thông qua dòng chảy toàn cầu hóa đã lôi cuốn nhiều quốc gia vào sân chơi hợp tác và cạnh tranh sôi động. Sự bùng nổ thông tin và việc sản xuất ra những tri thức mới, những công nghệ mới cho thấy, những kiến thức được tiếp thu trong hệ giáo dục ban đầu không thể sử dụng suốt đời, học vấn phổ thông không còn giúp cho con người đi thẳng vào lao động sản xuất. Vấn đề đặt ra là, con người cần biết cách học xử lí thông tin thành tri thức và phải học suốt đời để có thể đối mặt với sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ trong một thế giới thay đổi vô cùng mau lẹ. Ở Việt Nam, trước xu thế phát triển giáo dục nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 927/QĐ-TTg ngày 22/6/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia xã hội học tập giai đoạn 2011 - 2020 chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập (Nghị quyết Đại hội X của Đảng CSVN). Cần được hiểu xã hội học tập là nội dung cốt lõi của chủ trương đổi mới giáo dục trong những năm trước mắt.

Từ khóa: Xã hội học tập; học tập suốt đời; kinh tế tri thức; xử lí thông tin thành tri thức; giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục; cộng đồng học tập.

References

[1] Đặng Quốc Bảo, “Đặc trưng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam: Sự nhận diện từ một số vấn đề tổ chức sư phạm và kinh tế -xã hội”. Một số vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2008.
[2] Vũ Đình Cự, Một số vấn đề về kinh tế tri thức và thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Chuyên đề 5, Tài liệu của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2004.
[3] Phạm Tất Dong (Chủ biên), Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội, 2012.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,X,XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, 2006, 2011.
[5] Jacques Delors, Học tập: Một kho báu tiềm ẩn (Leaning: the treasure within. Report to UNESCO of the International Commission on Education for the Twenty-First Century. Paris UNESCO, 1996.
[6] Jin Yang, Tổng quan về việc xây dựng các thành phố học tập như một chiến lược để thúc đẩy học tập suốt đời (ji.yang @unesco.org).
Đặng Hữu, Kinh tế tri thức - Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

Downloads

Download data is not yet available.