Nguyen Thi Hong Hanh

Main Article Content

Abstract

Nhà văn Yusuf Idris (1927-1991) được coi là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho sự phát triển truyện ngắn hiện đại ở Ai Cập nói riêng và Ả rập nói chung. Những tác phẩm của ông đã mở ra cánh cửa mới cho văn đàn đất nước, ảnh hưởng đến nhiều tác giả trẻ ở thế hệ sau. Vì vậy, việc nghiên cứu những đặc trưng trong các sáng tác truyện ngắn của tác giả này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm hiểu dòng chảy phát triển văn học hiện đại ở khu vực Ả rập. Trong giới hạn cho phép, bài viết này sẽ tập trung khảo sát bốn đặc trưng chính, nổi bật trong các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Yusuf Idris, đó là: mâu thuẫn giữa tầng lớp giàu - nghèo, nông thôn - đô thị; biểu tượng im lặng; biểu tượng không gian khép kín và sự sử dụng sinh ngữ Ả rập Ai Cập.