Vũ Đức Minh, Đỗ Anh Chung

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả tính toán mô hình lý thuyết và thực tế đối với vùng thấm trong thân đê đập khi áp dụng các kiến thức Toán học, Vật lý và phần mềm EarthImage 2D (đối với phương pháp điện đa cực), phần mềm Reflex (đối với phương pháp Ra đa đất). Đồng thời cũng trình bày các kết quả nghiên cứu lựa chọn hệ cực đo tối ưu từ các loại hệ cực đo khác nhau của phương pháp điện đa cực đối với mô hình lý thuyết và thực tế. Từ đó rút ra các kết luận về hiệu quả áp dụng của phương pháp Ra đa đất và phương pháp điện đa cực cải tiến với hệ cực tối ưu đối với việc tìm kiếm, xác định vùng thấm; đồng thời tìm ra phương pháp tiến hành công tác ngoài thực địa sao cho phù hợp. Các kết quả này đã được áp dụng thử nghiệm trên vùng thấm thuộc Kè Mỹ Trung đoạn từ K0+00 ¸ K2+400 thuộc đê ngoài hữu sông Đào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

References

[1] Vũ Đức Minh, 2010, “Phương pháp Thăm dò điện đa cực cải tiến”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 26(2010), tr. 233-241.
[2] Stewart N., Griffiths H., Ground Penetrating Radar - 2nd Edition, MPG Books Limited, Bodmin, Cornwall, UK, 2004.
[3] Vu Duc Minh, Nguyen Ba Duan, 2007, “Application of methods of Ground Penetrating Radar and of Multi-electrode Resistivity Imaging to discover old road foundations around Doan Mon vestige”, VNU. Journal of Science, Earth Sciences, 23(2), p. 126-135.
[4] Advanced Geoscienes, 2002, “EarthImager 2D resistivity and IP Invesion”, Advanced Geosciences inc, Austin, Taxas.
[5] Advanced Geoscienes, 2000-2009, “The SuperSting™ with Swift™ automatic resistivity and IP system Instruction Manual”, Advanced Geosciences inc, Austin, Taxas.