Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Như Khanh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Hai mươi giống vừng được thu thập từ các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước được sử dụng để đánh giá khả năng chịu hạn (chịu mất nước) dựa trên các chỉ tiêu: tỷ lệ cây không héo, cây phục hồi, chỉ số chịu hạn, khả năng giữ nước của mô lá, hàm lượng nước liên kết và áp suất thẩm thấu của mô lá. Kết quả phân tích cho thấy: áp suất thẩm thấu trong lá ở điều kiện hạn tăng lên đáng kể so với điều kiện thường (tăng từ 234,92-314,03%). Giống vừng V14 và V5 đạt giá trị cao nhất (314,03 và 309,16%), 2 giống V3 và V7 đạt giá trị thấp nhất (234,92 và 250,40%). Ở điều kiện hạn, hàm lượng nước liên kết cũng tăng lên nhiều so với điều kiện thường, tỷ lệ này tăng từ 152,66-190,13%. Đạt giá trị cao nhất vẫn là 2 giống V14, V5; thấp nhất là V3 và V20. Khả năng giữ nước của mô lá thay đổi theo thời gian gây hạn. Giống V5 và V14 có khả năng giữ nước tốt nhất tương ứng với khả năng chịu hạn cao nhất, giống V3, V8, V20 có khả năng giữ nước thấp nhất tương ứng với khả năng chịu hạn thấp nhất. Chỉ số chịu hạn của 20 giống vừng dao động trong khoảng 12646,76-22085,13; cao nhất là 2 giống V5, V14 và thấp nhất là 2 giống V4, V8. Dựa vào 4 chỉ tiêu nghiên cứu như trên, có thể đánh giá khả năng chịu hạn của 20 giống vừng và phân loại theo 3 nhóm sau: Nhóm chịu hạn tốt nhất gồm 2 giống: V5, V14. Nhóm chịu hạn trung bình gồm 13 giống: V1, V2, V6, V9, V10, V11, V12, V13, V15, V16, V17, V18, V19. Nhóm chịu hạn kém gồm 5 giống: V3, V4, V7, V8, V20.

Từ khóa:  Cây không héo, cây phục hồi, chỉ số chịu hạn, hàm lượng nước liên kết, vừng, áp suất thẩm thấu, khả năng giữ nước.

References

[1] Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng, Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
[2] J. Beltrano and M.G. Ronco, Improved tolerance of wheat plants (Triticum aestivum L.) to drought stress and rewatering by the arbuscular mycorrhizal fungus Glomus claroideum: Effect on growth and cell membrane stability, Braz J Plant Physiol, 20 (2008) 29.
[3] Phạm Văn Thiều, Cây vừng - Kỹ thuật trồng, năng suất và hiệu quả kinh tế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.
[4] Nguyễn Lam Điền, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử, ảnh hưởng của hạn và phân khoáng đối với cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) trồng tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà nội, 2005.
[5] Nguyễn Thị Kim Liên, Nghiên cứu định vị locut của một số tính trạng hình thái ở lúa cạn phục vụ cho viêc chọn dòng lúa chịu hạn, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội, 2003.
[6] Trần Thị Phương Liên, Nghiên cứu đặc tính hóa sinh và sinh học phân tử của một số giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội, 1999.
[7] Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Thanh Thu, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội, Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của một số dòng thuốc lá có khả năng chịu muối và chịu mất nước khi nuôi cấy invitro, Tạp chí Di truyền và Ứng dụng, 1(1992) 35.
[8] Nguyễn Vũ Thanh Thanh, Nghiên cứu đa dạng di truyền và phân lập một số gen liên quan đến tính chịu hạn của cây đậu xanh (Vigna radita (L.) Wilczek), Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội, 2008.
[9] Phạm Thị Vân, Nghiên cứu đặc tính chịu mất nước của một số dòng, giống ngô lai ngắn ngày cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2006.
[10] A.M. Dhopte, L.M. Manuel, Principles and Techniques for Plant Scientists, 1st End., Updesh Purohit for Agrobios (India), Odhpur, ISBN: 81(2002) 373.
[11] N.N. Kozusko, Xác định khả năng chịu hạn của cây ngũ cốc theo sự thay đổi các thông số trao đổi nước, Nxb Leningrat (Bản dịch từ tiếng Nga), 1984.
[12] Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Như Khanh, Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1982.
[13] Oparin, Cơ sở sinh lý học thực vật (tập 3), Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.
[14] M.A. Schonfeld, R.C. Johnson R.C, B.F Carwer, D.W Monhinweg, Water relation in winter wheat as drought resistnce indicators, Crop. Sci., 28 (1998) 526.
[15] D. Gunasekera, G.A. Berkowitz, Evaluation of contrasting cellular-lever acclimation responses to leaf water deficits in three wheat genotypes, Plant Sci., 86 (1992) 1.
[16] M.S Gaballah, B.Abou Leila, H.A. El-Zeiny, S. Khalil, Estimating the performance of salt-stress sesame plant treated with antitranspirants, J. Applied Sci. Res, 3 (2007) 811.
[17] B. Efeoglu, Y. Ekmekci, N. Cicek, Physiological responses of three maize cultivars to drought stress an recovery, South African Journal of Botany 75 (2009) 34.
[18] K.P Halder, S.W. Burrage, Drought stress effects on water relations of rice grown in nutrient film technique, Pakistan J Biol Sci, 6 (2003), 441.
[19] M.A. Martin, J.H Brown, H. Ferguson, Leaf water potential, relative water content, and diffusive resistance as creening techniques for drought resistance in baley, Agron Journal, 81 (1989) 100.
[20] O. Merah, Potentiel importance of water stress traits for durum wheat improvement under Mediterranean conditions, J Agric Sci, 137(2001) 139.
[21] C.M.L. Lopez, H. Takahashi , S. Yamazaki, Plant water relations of kidney bean plants treated with NaCl and foliarly applied glycinebetaine, Journal Agron Crop Sciences, 188 (2002) 73.
[22] M. Hassanzadeh, A. Asghari, Sh. Jamaati-e-Somarin, M. Saeidi, R. Zabihi-e-Mahmoodabad, S. Hokmalipour, Effects of water deficit on drought tolerance Indices of Sesame (Sesamum indicum L.) genotypes in Moghan Region, Research Journal of Environmental Sciences, 3(2009) 116.
[23] M. Hassanzadeh, A. Ebadi, M. Panahyan-e-Kivi, A.G Eshghi, Sh. Jamaati-e-Somarin, M. Saeidi, R. Zabihi-e-Mahmoodabad, Evaluation of drought stress on Relative Water Content and Chlorophyll Content of Sesame (Sesamum indicum L.) Genotypes at Early Flowering Stage, Research Journal of Environmental Sciences, 3(2009) 345.
[24] Ü Serpil, K. Yuksel, Ü Elif, Proline and ABA levels in two sunflower genotypes subjected to water stress, Bulgarian Journal of Plant Physiology, 30 (2004) 34.
[25] M.A. Silva, JL. Jifon, JAG. Da Silva , V. Sharma, Use of physiological parameters as fast tools to screen for drought tolerance in sugarcane, Braz J Plant Physiol, 19 (2007) 193.