Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Trọng Bình

Main Article Content

Abstract

Cây trà là tên gọi chung cho các loài thuộc chi Camellia (Camellia), họ chè (Theacea),
bộ chè (Theales), phân lớp sổ (.Dilleniidea), lớp hai lá mầm (Diotyedoneae), ngành thực vật
hạt kín tAngiospermae) [1 ]. Chi  Camellia có thân gỗ hay bụi, lá đơn mọc cách, mép khía
rộng nông và đều, phiến lá, cứng màu đậm, bóng, không có lá kèm, chồi non do lá mọc úp
lên nhau ở nách lá hay đầu cành, dai, màu nhạt, dễ nhận. Hoa to, mọc đơn độc ở nách lá,
gốc có hai hay nhiều lá bắc.
Theo thống kê năm 1991, trong cuôn "Cây cỏ Việt Nam " của Phạm Hộ đã giỏi thiệu
30 loài dưới tên chi  Camellia. Năm 1994, dựa trên công trình nghiên cứu của tác giả người
Pháp cùng với nghiên cứu của tác giả Nguyền Hữu Hiến đã thông kê tất cả các họ chè ở Việt
Nam trong đó chi Camellia có 37 loài.
Cho đến nay trên thê giới cũng như nước ta, việc phân loại chủ yếu dựa vào các đậc
điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu bên trong. Với sự phát triển của sinh học phân tử và công
nghệ gen đà xuất hiện một sô ngành khoa học mới: phân loại học phân tử- chủ yếu dựa trên
các kỹ thuật phân tích ADN ... là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà phân loại học
trong việc phát hiện loài mới, giải quyết các môi nghi ngờ về vị trí phân Joại đánh giá đầy
đủ vê tính đa dạng di truyền, quan hệ chủng loại tiến hoá của nhiều loài động vật, thực vật
và vi sinh vặt. Các công trình nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân loại phân tử đã và đang
góp phần đánh giá tính đa dạng sinh học, định hướng khoa học cho việc báo tồn và khai
thác hợp lý nguồn tài nguyên động vật, thực vật trên thê giới cũng như ở nước ta, trong đó
đã có một sô" nghiên cứu về phương pháp RAPD-PCR và thiết kê một  số  mới đê phân tích
trình tự ADN cho phân loại trà [4,5].
Một  số loài trà trong chi  Camellia có giá trị kinh tế cao [6 ]. Đặc biệt gần đây do yêu
cầu ngày càng cao về nghệ thuật cây cảnh một sô" loài trong chi Camellia đang là đôi tượng
bị khai thác. Do đó, cây trà là một trong những nguồn tài nguyên cần được bảo vệ, phân loại
đê đưa ra các biện pháp thích hợp cho việc bảo tồn nguồn gen, tính đa dạng sinh học, cách
nuôi trong nhà và nhân giống chi Camellia.

References

1 . Võ Văn Chi và Trần Hợp, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, 700tr
2. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, MeKong Printing Montrea, 1991, 430tr.
3. Nguyền Vcăn Mùi, Bùi Thị Mai Hương, Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số loài trà hoa trắng (Camellia) ỏ vườn quốíc gia Tam Đảo bằng kỹ thuật RAPD-PCR, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sông, Hội nghị khoa học toàn quốc 2004, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004, tr. 529-532.
4. Trương Quốc Phong, Nguyễn Văn Mùi, Nhân đoạn ITSJ-AND,. 5,85-ITS.j bằng kỹ thuật PCR để phân loại một sô' loài trà (Camellia), Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, tr. 1191-1194.
5. Trương Quốc Phong, Nguyễn Văn Mùi, Tách dòng 2 đoạn gen ITS,-5,85-ITS2 và microsatelline locus 37 dùng đê phân loại hai loài trà vàng Camellia cucphuongensis và Camellia Hava. Những vấn để nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sông, Hội nghị khoa học toàn quốc 2004, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004, tr. 192-195.
6 . Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Thị Sy, Hệ thống thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, 250tr.
7. Carl w. Dieffenbach and Gabriela s. Dreksler, PCR primer a laboratory manual. Cold Spring Harbor Laboratory Press, 1995, 390p.
8 . Roger J et al. Extraction of total cellular DNA from plant, algae and fungi. Plant Molecular Biology. Khoner Acedemic Publishers, 1994, 280p.