Nguyễn Thị Thu Thúy, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Hoàng Tùng, Từ Bình Minh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, mức độ ô nhiễm và phát thải của các hợp chất PCBz (pentaclo benzen, hexaclo benzen) và PCBs (PCB-28, 52, 101, 153, 138, 180) trong các mẫu tro bay và đất từ các lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ngành luyện kim (sản xuất thép, kẽm) ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam đã được xác định. Hàm lượng của các PCBz trong các mẫu tro bay nằm trong khoảng từ 2 - 50 ng/g và trong các mẫu đất từ 0,28 - 33,9 ng/g. Hàm lượng của PeCB tương đối cao ở các mẫu tro bay của lò đốt rác thải sinh hoạt. Tổng hàm lượng PCBs nằm trong khoảng từ 18,0 đến 8260 ng/g đối với mẫu tro bay, từ 14,5 đến 130 ng/g đối với các mẫu đất. Mức độ hấp thụ hàng ngày của PeCBz, HCB, PCBs thông qua đường hô hấp và tiếp xúc qua da được ước tính đối với trẻ em trong khoảng 0,62 - 10,3 (trung bình: 3,84); 0,42 - 12,4 (trung bình: 5,06) và 6,26 - 1594 (trung bình: 327) ng/kg trọng lượng cơ thể/ngày; cao hơn khoảng 4,18 - 6,24 lần so với người lớn. Ngưỡng hấp thụ với PeCBz và HCB tương đối thấp trong khi lượng PCBs khá cao và vượt ngưỡng cho phép TDI của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 

Từ khóa: PeCBz, HCB, PCBs, PCBz UPOPs, phát thải công nghiệp, đánh giá rủi ro.

References

Tài liệu tham khảo
[1] Ba, T., Zheng, M. et al. (2009), “Estimation and characterization of PCDD/Fs and dioxin- like PCBs from secondary copper and aluminum metallurgies in China”, Chemosphere 75, pp.1173-1178.
[2] Bailey, R. E. (2007), “Pentacholorobenzene – Sources, environmental fate and risk characterization”, Science Dossier, 11th publication series, July 2007, Euro Chlor.
[3] Kim, E. J., Park, Y., Park, J., Kim, J. (2014), “Distributions of new Stockholm Convention POPs in soils across South Korea”, Science of the Total Environment 476-477, pp.327-335.
[4] Liu, G., Liu, W., Cai, Z., Zheng, M. (2013), “Concentrations, profiles, and emission factors of unintentionally produced persistent organic pollutants niin fly ash from coking processes”, Jour. Haza. Mater. 61, pp.175-285.
[5] Nie, Z., Liu, G. et al. (2012a), “Characterization and quantification of unintentional POP emissions from primary and secondary copper metallurgical processes in China”. Atmo. Envi. 57, pp.109-115.
[6] Nie, Z., Zheng, M. et al. (2012b), “A preliminary investigation of unintentional POP emissions from thermal wire reclamation at industrial scrap metal recycling parks in China”, Jour. Haza. Mater. 215-216, pp.259-265.
[7] Nouwen, J., Cornelis, C. et al. (2001), “Health risk assessment of dioxine missions from municiplal waste incinerators : The neerlandquarter (Wilrijk, Belgium)”, Chemosphere 43, pp.909 -923.
[8] Yan, M., Li, X., Chen, T., Lu, S., Yan, J., Cen, K. (2010), “Effect of temperature and oxygen on the formation of chlorobenzene as the indicator of PCDD/Fs”, Journal of Environmental Science 22, pp.1637-1642.