Thuoc Van Doan, Hang Thi Vu

Main Article Content

Abstract

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã xây dựng quy trình sản xuất rượu brandy bần chua ở quy mô lên men 350 l/mẻ, kết quả cho thấy sau 14 ngày lên men chúng tôi đã thu được dịch lên men có hàm lượng rượu đạt 16,5% (v/v).  Dịch lên men đã được chưng cất để thu rượu mạnh, rượu thu được có mùi hăng sốc và khó uống do có chứa tạp chất với hàm lượng cao như acid (864 g/l), aldehyde (124,7 g/l), ester (211,2 g/l) và methanol (134,8 g/l). Bằng cách xử lý với NaOH và KMnO4 sau đó chưng cất lại, phần lớn các tạp chất này đã bị loại bớt, acid, aldehyde, ester và methanol trong rượu sau khi xử lý lần lượt còn là 130 g/l, 43 mg/l, 92,4 mg/l và 23,5 mg/l. Brandy bần chua cũng đã được ngâm với gỗ sồi theo các tỷ lệ khác nhau, kết quả cho thấy ngâm 1 l rượu (60%, v/v) với 3 – 3,25 g gỗ sồi sẽ cho màu sắc và mùi vị tốt nhất. Các số liệu phân tích và cảm quan chứng tỏ rằng rượu brandy bần chua hoàn toàn đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rượu mạnh. Đây là nghiên cứu đầu tiên sản xuất brandy từ dịch quả bần chua lên men.

Keywords: quả bần chua, brandy, lên men, chưng cất, Sonneratia caseolaris.

References

[1] M. Spalding, M. Kainuma, L. Collins, World Atlas of mangroves. London, Washington D.C. (2010) 6-7.
[2] Nguyễn Hoàng Trí, Thực vật Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội 1996.
[3] S. Baba, H.T. Chan, S. Aksornkoae S, Useful products from mangrove and other coastal plants. ISME Mangrove Educational Book Series No.3 (2013) 45-47.
[4] Đoàn Văn Thược, Đinh Thị Hồng Duyên, Định loại và nghiên cứu khả năng lên men rượu của chủng nấm men NM2 phân lập từ quả bần chua (Sonneratia caseolaris). Tạp chí Sinh học 37 (2015) 69-75.
[5] Lê Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thị Lan Chi, Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội (2006) 138-141, 312-314.
[6] K. Tsakiris, S. Kallithraka, Y. Kourkoutas, Grape brandy production, composition and sensory evaluation. Journal of the Science of Food and Agriculture 94 (2014) 404-414.
[7] B. Miličević, J. Babić, D. Šubarić, Đurđica Ačkar, A. Jozinović, R. Miličevi, I. Klarić, The effects of the fermentation with immobilized yeast and different cherry varieties on the quality of cherry brandy. Croatian Journal of Food Science and Technology (2014) 104-109.
[8] M. Medinsky, D. Dorman, Recent developments in methanol toxicity. Toxicology Letters 82-83 (1995) 707-711.
[9] Thông tư số 45/2010/TT-BYT, ngày 22 tháng 12 năm 2010. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn. Bộ Y Tế.
[10] Y. Zhao, T. Tian, J. Li, B. Zhang, Y. Yu, Y. Wang, H. Niu, Variations in main flavor compounds of freshly distilled brandy during the second distillation. International Joural of Food Engineering 10 (2014) 809-820.