Thanh Nguyen Trung, Bùi Văn Hướng, Trần Văn Tú, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thị Vân Anh, Ngô Đức Phương, Bùi Văn Thanh

Main Article Content

Abstract

Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) (Berberidaceae) là một loài cây thuốc có giá trị cao, loài được ghi nhận có phân bố tự nhiên tại huyện Sa Pa, Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Loài này đang bị khai thác mạnh và bị đe dọa nghiêm trọng trong tự nhiên, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, năm 2007 ở mức EN;


Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, có chiều cao từ 0,5 - 2(-4)m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, kích thước lá 25 - 40 x 8 - 13cm, 8-14 cặp lá chét, mép lá chét thường có răng cưa nhọn; Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 - 15 chùm, dài 7 - 26cm. Quả mọng, hình dục 1,1 - 1,4 x 0,8 – 1,0cm, mỗi quả mang 1 - 2 hạt; hạt kích thước 0,6 - 0,8 x 0,4 - 0,5cm;


- Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ cây trưởng thành (từ 0,5m trở lên) trong khoảng  418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên cứu. Thời gian ra chồi mới, lá non tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, chiều cao tăng trưởng 11,73cm/ năm.


- Hoàng liên ô rô lá dày thường mọc dưới tán rừng thưa hay các trảng cây bụi trên núi đá vôi nơi đất có lượng mùn ít, nghèo dinh dưỡng, độ cao từ 1.700- 2.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 15 - 16oC, độ ẩm không khí trên 80%, lượng mưa 1.800 - 2.800mm/năm.

References

1. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nôi.
3. Flora of China Editorial Committee (2001), Flora of China, Vol. 19, p.778
4. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
7. Nguyễn Bá Ngãi (1999), Phương pháp đánh giá nông thôn, Bài giảng chuyên đề Lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thượng Dong, Bùi Thị Bằng, Nguyễn Kim Cẩn, Phạm Thanh Kỳ, Vũ Ngọc Lộ, Nguyễn Tập, Phạm Văn Thanh, Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Văn Thuận (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Gary J. Martin (1995), Ethnobotany, a methods manual, Chapman & Hall, UK.
11. Hoàng Chung (2009), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo Dục.