Cấu trúc thực vật trong cảnh quan rừng khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà bao gồm một phần vùng núi Nam Bình Định – Tây Khánh Hòa. Nơi đây được xem như mô hình chuẩn để nghiên cứu với các cảnh quan có cấu trúc nguyên sinh phân hóa liên tục từ độ cao 150m đến 1.578m trên mực nước biển.
Trên cơ sở các số liệu nghiên cứu trong nhiều năm, bài báo cung cấp dẫn liệu về đặc điểm cấu trúc của những cảnh quan điển hình, trong đó nhấn mạnh đến cấu trúc của thực vật. Kết quả cho thấy rõ tính đa dạng cao trong cấu trúc thực vật của những cảnh quan rừng thung lũng – chân núi, cảnh quan sườn núi dưới 1.000m, cảnh quan đỉnh núi... Từ lịch sử phát triển lâu dài và ổn định, đã hình thành ở Hòn Bà các kiểu cảnh quan rừng hỗn giao với các loài thực vật quí hiếm như Thông lá dẹt (Ducampopinus krempfii), Pơ mu (Fokienia hodginsii).
Cấu trúc của thảm thực vật trong cảnh quan thường gồm 2 – 4 tầng, song qui luật không rõ ràng. Tính chất đất, điều kiện thủy văn của rừng và đất rừng ảnh hưởng nhiều tới thành phần loài, cấu trúc và hình thái thực vật trong cảnh quan rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Keywords: Cảnh quan, cấu trúc, cây gỗ, loài ưu thế, phân mảnh, thân thảo, khu bảo tồn.
References
[2] Nguyễn Đăng Hội, “Cơ sở địa lý tự nhiên của việc quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Hà Nội, 2011, tr. 386-392.
[3] Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2003.
[4] Кузнецов А. Н., Кузнецова С. П., Фан Лыонг, “Растительность горных массивов Би Дуп и Хон Ба – южной оконечности меридинального гималайского хребта Чыонг Шон”, Материалы зоолого-ботанических исследований в горных массивах Би Дуп и Хон Ба, далатское плато, южный Вьетнам, Москва – Ханой, 2006.
[5] Trần Thế Bách và nnk, “Bước đầu nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa”, Báo cáo khoa học Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật toàn quốc lần thứ 5. Hà Nội, 2013, tr. 379-383.
[6] Nguyễn Văn Trương, Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loại, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1983.
[7] Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A. N. “Đặc điểm cấu trúc các quần xã thực vật trong cảnh quan rừng tự nhiên VQG Phú Quốc”, Journal of Science, ĐHQGHN, Số 4S, tr. 65-73.
[8] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, 1, 2, 3, Nxb. Trẻ. TP. Hồ Chí Minh, 1999.